Những hiểu biết về khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Những hiểu biết về khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Những hiểu biết về khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Lần cuối con bạn khám sức khỏe với bác sĩ là khi nào? Thông thường, bố mẹ chỉ đưa con đến bệnh viên hoặc phòng khám để gặp bác sĩ khi con bị bệnh hoặc đi chích ngừa. Rất ít phụ huynh có thói quen hoặc nhận thức được tầm quan trong của việc đưa con đi khám định kỳ dành cho trẻ.

Lịch khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Hai tuần lẽ sau sinh: đây là thời gian thích hợp để mẹ đưa ra những thắc mắc trong quá trình nuôi con như: chăm sóc trẻ như thế nào, điều gì thì nên và không nên làm, điều gì thì tốt và bàn luận về nhiều vấn đề khác mà trẻ sơ sinh thường biểu hiện ra. Có nhiều biểu hiện của trẻ làm cho mẹ lo lắng nhưng thực sự trẻ không có bị bệnh gì cả. Hầu như những bà mẹ sinh con lần đầu đều lo lắng về những biểu hiện của trẻ như thường vặn mình hay trằn trọc, khó ngủ. Đây là một trong những biểu hiện bình thường nhưng dễ bị chẩn đoán nhẩm là thiếu canxi. Do đó, thời điểm này là cơ hội để mẹ trao đổi với bác sĩ mọi lo lắng băn khoăn của mình. Bên cạnh đó, bác sĩ nên kiểm tra những vần đề từ lúc trẻ sinh ra chưa hoàn thiện như kiểm tra tim.

Sau đó thì lịch tái khám ở mốc 2-4-6 tháng tuổi. Từ sau 6 tháng là mỗi 3 tháng một lần: 9-12-15-18 tháng. Rồi tái khám lúc 2 tuổi. Sau 2 tuổi thì tái khám theo từng năm.

Lịch khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Khám định kỳ không chỉ có “cân-đo và chích ngừa”

Hiện nay, hầu như việc khám định kỳ cho trẻ ở Việt Nam vần chỉ dừng lại ở việc cân-đo và chích ngừa. Điều này là cần thiết nhưng không đủ. Để kiểm tra sự phát triển của trẻ có bình thường không, bác sĩ còn cần kiểm tra thêm về những văn để sau: phát triển trí não; những mốc vận động, vận động thô và vận động tinh; vể tinh thần; giao tiếp về mặt xã hội, ngôn ngữ. Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có các giao tiếp khác nhau như: giao tiếp bằng mắt, biết cười, âm thanh ê a đầu tiên. Do đó, ở những lần khám theo từng độ tuổi, bác sĩ kiểm tra thêm về những vần đề đã nếu cho trẻ.

Từ đó, bác sĩ có thể xem xét trẻ đã đạt đến những mốc phát triển thông thường chưa. Nếu trẻ chưa đạt đến những mốc đó, ở lần khám kế tiếp bác sĩ sẽ tiếp tục xem xét trẻ có phát triển lên hay không, có vấn đề gì hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng cần xem xét trẻ tăng trưởng (về cân nặng, chiều cao, vòng đầu) như thế nào, có đúng theo kênh tăng trưởng riêng của trẻ hay không?

Khám định kỳ không chỉ có “cân-đo và chích ngừa”

Bên cạnh đó, những vấn đề khác cũng cần được bác sĩ đưa vào xem xét như mẹ cho trẻ bú có gì khó khăn hay không, rồi đến vấn đề chích ngừa vaccine cho trẻ. Hơn nữa, bác sĩ còn nên bàn đến những nguy cơ gây hại cho sức khỏe của trẻ như gia đình có người hút thuốc lá không, nếu có thì phải chầm dứt như thế nào, chia sẻ những thông tin tác hại của thuốc lá gây hại cho trẻ ra sao, những hệ lụy của việc hút thuốc thụ động hay thảo luận vể hội chứng đột tử ở trẻ và cách thức phòng ngừa hội chứng này.

Khám định kỳ không chỉ có “cân-đo và chích ngừa”

Thêm nữa, vào tháng thứ 6-7, trẻ thường sẽ bắt đầu mọc răng. Lúc này bác sĩ cần tư vấn vể việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng như thế nào. Và tất cả những vấn đề này đều cần phải được xem xét hết trong mỗi lần khám. Trẻ nên được chăm sóc một cách toàn diện chứ không phải đi khám mỗi tháng chỉ để cân đo và chích ngừa. Sau một quãng thời gian dài khám và theo dõi, bác sĩ mời có thể đưa ra kết luận chính xác, chứ không thể chỉ dựa vào một hoặc hai lần khám mà “phán quyết” sự phát triển của trẻ được.

Nguồn: Để Con Được Ốm, BS Nguyễn Trí Đoàn 
 

Đang xem: Những hiểu biết về khám định kỳ dành cho trẻ sau sinh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger