Những lời khuyên vàng cho các bà mẹ khi cho trẻ ăn giặm

Những lời khuyên vàng cho các bà mẹ khi cho trẻ ăn giặm

Những lời khuyên vàng cho các bà mẹ khi cho trẻ ăn giặm

Không ít người mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm đều có chung thắc mắc: Tại sao đã thường xuyên thay đổi món ăn nhưng bé vẫn còi cọc, không chịu lớn? Cho trẻ ăn dặm là giai đoạn làm quen với “thực đơn” mới lạ của bé ngoài sữa mẹ – một giai đoạn thú vị nhưng đầy khó khăn cho cả bé và mẹ. Khi bắt đầu cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn dặm, các mẹ đã phải dày công nghiên cứu và học hỏi từ các bà mẹ khác hay thậm chí là hỏi ý kiến chuyên gia. Những lời khuyên vàng của mọi người thường luôn là “cứu cánh” cho các bà mẹ cho trẻ ăn giặm, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ.

Nên ăn giặm theo kiểu nào?

Có hai kiểu cho trẻ ăn giặm là kiểu truyền thống và kiểu chủ (kiểu Nhật cũng dạng chủ động). Tốt nhất là cho ăn giặm theo kiểu truyền thống. Thỉnh thoảng, bố mẹ có thể tập cho trẻ các bữa ăn chủ động. Chủ động là không cần bố mẹ đút, thích gì ăn nấy và tự cầm thức ăn. Ăn kiểu này giúp trẻ tự chủ và tự tìm hiểu thức ăn.

Khi cho trẻ ăn giặm theo kiểu chủ động, bố mẹ cần lưu ý:

  • Tìm hiểu trước tiền sử gia đình xem có dị ứng món gì không.
  • Trẻ phải ngồi tốt, ghế ngồi thoải mái, các dụng cụ chuẩn bị phải sạch chứ trẻ bốc lung tung là dễ nhiễm trùng.
  •  Bố mẹ phải quan sát chứ không để trẻ tự ăn, quan sát cho hết buổi và cần học cách xử lý khi trẻ sặc, nhất là giai đoạn đầu. Thấy trẻ không có khả năng nhai thì ngừng lại, khoan cho trẻ ăn theo kiểu này.
  • Thức ăn chế biến phải hơi dính và làm từng miếng nhỏ để trẻ bốc được, giai đoạn đầu thì làm dạng miếng, sau làm dạng sợi (mì).
  • Ăn chủ động rất khó tính được mức năng lượng phù họp cho 4 nhóm thức ăn khiến trẻ không đủ chất.

Nên ăn giặm theo kiểu nào?

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn giặm

Thời điểm: quá sớm hoặc quá muộn.

Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn giặm là tròn 6 tháng tuổi. Ăn giặm trước 4 tháng là quá sớm có thể gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Ăn giặm sau 6 tháng là quá muộn, có thể gây thiếu máu, thiếu kẽm và các vi chất khác.

Vội vàng: bỏ qua giai đoạn tập, muốn con ăn nhiều ngay từ đầu nên ép làm trẻ sợ gây nên biếng ăn, thấy trẻ thích ăn lại cho trẻ ăn thật nhiều cũng không nên.

Chán nản: khi trẻ có một vài dấu hiệu ăn ít hay từ chối thức ăn (do phản xạ bình thường của trẻ với thức ăn lạ) thì cho bú sữa bù gây ra tình trạng thiếu vi chất...

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn giặm

Tìm món phức tạp cầu kỳ: các bà mẹ có xu hướng đọc sách báo, lên mạng hỏi nhau... tìm thức ăn nào “bổ” (lươn, ếch, yến sào...) làm thì cực con không ăn đâm ra stress, thật ra chỉ cần đơn giản nhưng đủ 4 nhóm vừa đủ, không dư không thiếu, không nên quá lạm dụng thức ăn nhiều đạm.

Uống sữa quá nhiều: tùy lứa tuổi, tùy cân nặng mà tính lượng sữa đủ, ăn giặm đủ, vừa ép ăn, vừa ép bú nên ngán cả hai.

Nêm nếm khẩu vị như người lớn: không cần nêm muối khi trẻ dưới 1 tuổi vì lượng muối trong thực phẩm đủ rồi.

Thay đổi món liên tục: điều này làm trẻ “sợ ăn” vì đa số trẻ không thích thức ăn lạ.

Cách cho ăn không đúng như xem ti vi, bế đi lòng vòng, hù dọa, bữa ăn kéo dài quá lâu.

Cho rằng cháo sớm bổ, thịt nhiều cho cứng cáp không tập ăn bột, thật ra nồng độ và năng lượng bột tốt hơn.

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn giặm

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng
 

Đang xem: Những lời khuyên vàng cho các bà mẹ khi cho trẻ ăn giặm

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger