Những lưu ý nhất định cần nhớ khi chăm sóc trẻ nhỏ

Những lưu ý nhất định cần nhớ khi chăm sóc trẻ nhỏ

Những lưu ý nhất định cần nhớ khi chăm sóc trẻ nhỏ

Việc chăm sóc trẻ nhỏ là việc cần thiết phải làm đối với tất cả các bà mẹ. Họ luôn muốn rằng con cái họ có một sức khỏe cũng như thể chất tốt. Tuy vậy nếu họ không chú ý đến những việc chăm sóc chúng thì sẽ vô tình gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con bạn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bạn nên biết để từ đó bạn có thể có cách chăm sóc con được tốt nhất.

Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, nên hay không?

Thật ra thì nên nhưng chưa cứng cáp thì đi ra ngoài làm chi. Phụ huynh cũng có thể tự tìm hiểu nếu không muốn ra ngoài.

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Coi có vàng da trước 15 ngày tuổi không.
  • Coi có tinh hoàn trong bìu không (nếu không thì cần để ý và theo dõi cho đến lúc trẻ đủ lớn để khám).
  • Theo dõi trẻ đi tiêu phân su thế nào.

Đối với trẻ lớn một chút:

  • Coi tai nghe tốt, mắt nhìn tốt không.
  • Các dị tật nghiêng đầu, bàn chân, bàn tay, bướu máu.
  • Chơi các trò chơi với trẻ, đánh giá tinh thần vận động.
  • Bàn chuyện dinh dưỡng đúng, chích ngừa đủ, phụ huynh có thể mua sơ đồ tăng trưởng tự chấm cho trẻ để biết phát triển thế nào.

Đối với trẻ lớn một chút:

 Đối với trẻ lớn chút nữa: thường sau 6 tháng

  • Cũng chính là đánh giá tăng trưởng, chích ngừa đúng, dinh dưỡng, ăn giặm đúng. Coi có thiếu sắt không: coi lòng bàn tay so với lòng bàn tay bố, nếu cần thử công thức máu thông thường.
  • Có điều kiện thì làm nhóm máu để nhớ suốt đời.
  • Nếu sống trong môi trường đặc biệt thì kiểm tra xem có bị dư chất chì không.
  • Lớn nữa cũng bàn dinh dưỡng, chích ngừa, chăm sóc răng, tật khúc xạ, đánh giá coi có tăng động hay hiếu động, chơi các trò theo lứa tuổi.
  • Không để trẻ lạm dụng ti vi và game...
  • Có điều kiện thì khám, không thì tự làm. (Kiểm tra bác sĩ xem khám gì).

Đề phòng trẻ bị động vật tấn công

  • Đối với nhà mới có thú nuôi mói, hoặc nhà có trẻ sơ sinh, 2-3 tuần đầu là không cho trẻ gần vật nuôi, thú nuôi một mình.
  • Tốt nhất là trẻ 5-6 tuổi hãy cho tiếp xúc và tìm hiểu thú nuôi.
  • Dạy trẻ cách vuốt ve chó mèo phần lưng, không cho đùa giỡn phần mặt, đầu và phần đuôi, không cho kéo đuôi, không chơi trò giấu xương, giấu đồ ăn mà chúng thích.
  • Nghiêm khắc không cho trẻ chọc thú nuôi khi thú nuôi đang ăn hay khi ngủ.
  •  Không để trẻ nhỏ một mình với thú nuôi vì trẻ không biết thú nuôi đang muốn gì.
  • Chích ngừa dại cho thú nuôi.
  • Dạy trẻ không nên tiếp cận với thú nuôi lạ.
  • Dạy trẻ không bỏ chạy, đạp xe, ném đá khi chó lạ đến gần hay sủa về phía trẻ.
  • Nên dạy trẻ nhìn thẳng vào mắt chó và lùi lại dần dần. 

Đề phòng trẻ bị động vật tấn công

Tật khó bỏ của trẻ

Mút tay

  • Mút tay ở trẻ có khả năng lúc đầu do đói, do sợ cảm giác xa mẹ, lâu dần thành thói quen.
  • Mút tay sẽ làm trẻ ít bú hơn vì cảm giác no giả.
  • Ngay lần đầu tiên phải coi trẻ có đói không, có bị ở một mình lâu không (xa mẹ).
  • Lấy tay ra và cho trẻ bú hay cầm vật gì lớn hơn chút xíu và thủ thỉ nhiều với bé, ôm vỗ về bé để bé giảm cảm giác xa mẹ.
  • Còn các phản xạ gặm đồ chơi, thậm chí gặm cả ngón chần là phản xạ tìm hiểu vật lạ.

Trẻ mút tay

Ngủ ngáy

Có một tỷ lệ nhỏ (7-10%) trẻ ngủ ngáy không có vấn đề gì, nếu ngáy nhỏ không thường xuyên, lớn chút hết ngáy, nằm nghiêng ít ngáy hơn nằm ngửa, ban ngày chơi bình thường. Đa số trẻ ngủ ngáy là có vấn đề:
1.    Do bệnh đường hô hấp: amidan hay VA to, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng.
2.    Do dư cân.
3.    Do trào ngược.
4.    Nguy hiểm nhất là ngáy kèm ngưng thở trong khi ngủ: nên khám.

  • Ngủ ở một vị trí bất thường: ngửa đầu quá mức, kê lên nhiều gối.
  • Ngáy to và thường xuyên.
  • Ngừng thở trong một thời gian rất ngắn trong đêm.
  • Khịt mũi, thở hổn hển hoặc hoàn toàn tỉnh dậy sau khi tạm dừng trong hơi thở.
  • Vừa ngáy và đổ mồ hôi rất nhiều trong khi ngủ.
  • Ban ngày buồn ngủ, sáng dậy không nổi.
  • Đau đầu trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Thường gắt gỏng, hung hăng hoặc đơn giản là “cáu kỉnh”.
  • Có thiếu tập trung/ rối loạn tăng động (ADHD).
  • Mới xuất hiện tè dầm.

Chảy nước miếng hoài

Có trẻ lớn nhưng cứ chảy nước miếng hoài, nhiều khi phải mang yếm, gây mặc cảm nhưng nếu trẻ lanh lẹ phát triển bình thường thì cũng chờ khi lớn tự điều chính thôi. Chảy nước miếng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác: mọc răng, viêm nướu, trào ngược, chậm phát triển tinh thần vận động.

Chảy nước miếng hoài

Lựa chọn tã cho trẻ

  • Ngày xưa ông bà dùng tã vải giặt phơi.
  • Hiện có tã dùng một lần thì quá tiện.
  • Khi chọn tã phải chú ý cân nặng, đừng mua nhiều lúc đầu vì có bé hợp loại này mà không hợp loại khác.
  • Bịt tã không quá chật, không quá cao vì sẽ làm trẻ khó ngủ, khó ăn.
  • Bịt tã không làm ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục cũng như khung xương chậu.
  • Tè thì nhờ độ hút của tã nên an tâm nhưng ị là phải thay vì sẽ làm trẻ khó chịu và dễ hăm tã.
  • Khi thay tã vệ sinh xong phải chờ đủ khô hãy bịt tã mới.
  • Chú ý khi bé nổi mẩn khi dùng tã vì có thể dị ứng với chất liệu. 
  • Hăm tã cũng có thể làm trẻ khó chịu, bỏ ăn khó ngủ.
Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Những lưu ý nhất định cần nhớ khi chăm sóc trẻ nhỏ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger