Những sai lầm các mẹ thường gặp khi chuẩn bị thức ăn cho con

Những sai lầm các mẹ thường gặp khi chuẩn bị thức ăn cho con

Những sai lầm các mẹ thường gặp khi chuẩn bị thức ăn cho con

Chuẩn bị những bữa ăn vừa thơm ngon, vừa đủ chất cho bé yêu là điều mà mọi bà mẹ đều mong muốn và quan tâm. Do đó, khi lên thực đơn ăn uống giàu dinh dưỡng cho bé yêu, mẹ hãy lưu ý tránh những sai lầm chuẩn bị thức ăn cho con được chúng tôi liệt kê dưới đây nhé! 

1. Cho con ăn nhiều thịt nhưng hạn chế rau quả

Rau, quả là những thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ cũng như tăng sức đề kháng. Hơn nữa trong rau quả cũng vẫn chứa năng lượng và Protein chứ không phải chỉ có Vitamin, tức là nếu bé chỉ thích ăn hoa quả mà ăn ít/không ăn ngũ cốc và Protein thì thay vì lo lắng, các mẹ hãy tự hào vì con đã biết ăn uống khoa học từ nhỏ.

Cho con ăn nhiều thịt nhưng hạn chế rau quả

2. Lầm trông ngũ cốc chỉ là tinh bột và tinh bột chỉ có thể là gạo

Thực ra, ngũ cốc là tất cả các cây lương thực, bao gồm lúa nước, hạt cốc (kê, yến mạch, kiều mạch), lúa mì, các loại cây có củ (khoai tây, khoai lang, sắn...) và các loại hạt họ đậu (đậu đỏ, đậu tương...). Ngoài ra trên thế giới một số loại hạt như hạt lanh, hạt chia cũng được coi là ngũ cốc. Nếu con ăn mì Ý, ăn bánh mì, ăn xôi đỗ đen, xôi vò, đậu Hà Lan cũng chính là cho con ăn ngũ cốc và không hề gây nóng ruột hay không thể làm bé no như mọi người lầm tưởng.

Ngũ cốc có chứa carbohydrate - chất bột đường tiêu hóa được (hợp chất của đường, tinh bột và chất xơ) - nguồn năng lượng chính của cơ thể. 

Ngũ cốc được chia làm hai loại: Ngũ cốc nguyên hạt - ngũ cốc còn giữ nguyên gần như đầy đủ mầm ngũ cốc, nội nhũ (nhân bên trong) và cám (vỏ) (gạo lứt, yến mạch, mỳ ý nguyên cám, bánh mì nguyên cám....) và ngũ cốc tinh chế - ngũ cốc đã được chiết tách mầm và cám chỉ giữ lại nhân, nên đã có sự thay đổi lớn so với thành phần tự nhiên của chúng. Do phần lớn chất xơ và các chất dinh dưỡng bị loại bỏ trong quá trình tinh chế nên ngũ cốc tinh chế được coi là kém dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc nguyên cám (Gạo trắng, bánh mì trắng, bánh quy).

 Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ hãy cố gắng cung cấp 1/2 khẩu phần ngũ cốc hàng ngày của trẻ với ngũ cốc nguyên cám khi chuẩn bị thức ăn cho con. Tức là thay vì chỉ cho con ăn cơm thì mẹ nên cho con ăn thêm gạo lức, bánh mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch, yến mạch, miến...

Ở Việt Nam, các sản phẩm nguyên cám còn hiếm vì thế bạn có thể thay thế ngũ cốc nguyên cám bằng các loại cây họ củ và các loại đậu có chứa nhiều chất xơ như khoai tây, khoai lang, đậu tương,...

Lầm trông ngũ cốc chỉ là tinh bột và tinh bột chỉ có thể là gạo

Tại sao chất xơ lại quan trọng với trẻ đến vậy?

Khi bạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cơ thể bạn phân chia những gì bạn ăn vào thành 3 thành phần - chất béo, chất đạm, và carbohydrate. Một vài chất carbohydrate không thể tiêu hóa được gọi là chất xơ. Chất xơ giúp:

  • Giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.
  • Tránh táo bón và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
  • Giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị tiểu đường, béo phì và đau tim.
  • Loại bỏ các chất bẩn bám bên trong răng, ngăn ngừa sâu răng.

Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt/ nguyên cám
  • Thực phẩm họ đậu (Đậu tương, đậu đen, đậu xanh)
  • Rau củ.
  • Các loại hạt và quả hạch (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt chia, hạnh nhân...)
  • Trái cây

3. Chú trọng Protein động vật mà quên mất Protein thực vật

Tôi đã thấy có những mẹ con 16 tháng tuổi không chịu ăn thịt, cá lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ con thiếu chất. Tuy nhiên, lượng Protein bé cần nhận được trong ngày ở trẻ dưới 1 tuổi có đủ trong sữa và trung bình ở trẻ trên 1-3 tuổi là 15g/ngày (Chuẩn chỉ là tương đối, hãy dựa vào nhu cầu của con). Protein có trong thịt, các chế phẩm từ sữa, trứng (Protein động vật). Các loại họ đậu, các loại ngũ cốc họ hạt và quả hạch, đậu phụ, nấm (Protein thực vật). Ngoài ra, trong dầu ăn và rau củ quả cũng đều có Protein.

Tóm lại, con không ăn thịt cá thì mẹ đừng bận tâm nhé, cho con ăn thêm chút dãu, ăn đậu phụ, 1 quả trứng, rau củ quả... là được rồi.

Chú trọng Protein động vật mà quên mất Protein thực vật

4. Cho con ăn quá nhiều các thực phẩm chứa đường

Các tác hại của đường cho trẻ gồm có:

  • Gây tăng glucoza trong máu, suy nhược và mệt mỏi
  • Tăng nguy cơ béo phì, tiếu đường và bệnh tim mạch
  • Ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể
  • Gây sâu răng
  • Ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng
  • Gây stress

Do đó, các mẹ hãy hạn chế lượng đường con nạp vào người như sử dụng sữa tươi - sữa chua không đường, không dùng bánh/kẹo làm phần thưởng, ăn các thực phẩm nhiều chất xơ và hạn chế sử dụng các thực phẩm bán sẵn ngoài thị trường.

Đang xem: Những sai lầm các mẹ thường gặp khi chuẩn bị thức ăn cho con

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger