Những tiêu chí quan trọng trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công

Những tiêu chí quan trọng trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công

Những tiêu chí quan trọng trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công

Mỗi trẻ nhỏ có sở thích, cách thức ăn dặm khác nhau vì sự khác biệt về thể trạng và tính cách của bé là khác nhau. Có những trẻ việc từ bỏ dần việc dùng sữa mẹ để chuyển sang ăn dặm rất dễ dàng nhưng cũng có bé làm mẹ vô cùng vất vả vẫn không thể giúp bé có hứng thú với những thức ăn mới. Điều đó có thể là do mẹ chưa nắm được những tiêu chí quan trọng nhất trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công.

Các nguyên tắc cần nhớ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Em bé của bạn đã hoàn toàn sẵn sàng và bạn cũng rất háo hức chờ đến ngày giới thiệu cho bé những món ăn hấp dẫn. Mặc dù nói rằng ăn và tự ăn là một bản năng của trẻ, tuy nhiên vẫn có một số quy tắc bạn nên tuân thủ để đảm bảo cho sự an toàn của bé cũng như hiệu quả của việc giới thiệu đồ ăn dặm ngoài sữa

Cho bé ngồi thẳng lưng, mặt đối diện với bàn, ngồi trong lòng bạn hoặc trên ghế ăn riêng của bé. Hãy đảm bảo rằng bé ngồi vững, cánh tay và bàn tay ở tư thế thoải mái. Nếu bé còn chưa ngồi vững hẳn và cần một chút sự hỗ trợ, bạn có thể kê thêm khăn hoặc gối nhỏ bên dưới và xung quanh để hỗ trợ bé. Nếu bé hoàn toàn chưa thể tự ngồi và giữ thẳng đầu hãy chờ thêm một thời gian nữa.

Các nguyên tắc cần nhớ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Đặt thức ăn trên khay ăn trước mặt bé, hoặc để cho bé bốc thức ăn từ tay của bạn, đừng đút đồ ăn vào miệng bé. Ban đầu, tay bé có thể còn lóng ngóng làm rơi vãi đồ ăn hoặc không bốc được thức ăn, bạn có thể trợ giúp hướng dẫn bé đôi chút, nhưng hãy để bé là người đưa thức ăn vào miệng mình.

Bắt đầu với những thức ăn dễ cầm lên và an toàn: Các loại rau củ quả cắt thanh dài cỡ hai ngón tay hoặc nhỏ hơn. Bạn có thể sử dụng dao lượn sóng khi cắt đồ ăn cho bé để làm giảm độ trơn của thực phẩm. Ban đầu, các món ăn chủ yếu được hấp, luộc. Thức ăn không nên nấu quá nhừ sẽ khiến bé bóp nát trong tay trước khi đưa được vào miệng (nên nhớ tay của bé lúc này còn rất lóng ngóng). Vì mỗi bé mỗi khác nên bạn cần theo dõi thái độ và kĩ năng của bé để thay đổi cách cắt và độ chín của thức ăn cho phù hợp với bé.

Cho bé ăn đa dạng thức ăn và tránh những loại thức ăn không tốt cho sức khỏe. Bạn không nên hạn chế các món ăn của bé trừ khi gia đình bạn có tiền sử dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó (hải sản, trứng, nấm...). Hãy giới thiệu cho bé nhiều loại hương vị và độ thô mịn khác nhau - một chút hạt tiêu cay hay một vài miếng khổ qua đắng cũng là một trải nghiệm thú vị - bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng ăn uống của bé.

Các nguyên tắc cần nhớ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Những lưu ý khi cho trẻ ngồi chung bữa ăn của gia đình

  • Cho bé ăn cùng lúc với bữa ăn của gia đình bất cứ khi nào có thể. Bé chịu ngồi được bao lâu thì cho bé ngồi bấy nhiêu, bất cứ khi nào bé khóc đòi ra hãy ngừng ngay bữa ăn lúc đó và cho bé ra khỏi ghế.
  • Chọn thời điểm mà bé không bị mệt hay đói, vì khi đó bé sẽ tập trung. Thời điểm được đề nghị là sau khi bú sữa và trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ. Duy trì cho bé bú đủ nhu cầu vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho tới khi bé 1 tuổi.
  • Đặt nước trên bàn trong bữa ăn để bé có thể uống khi cần. Nên tập cho bé sử dụng ống hút hoặc uống bằng cốc từ sớm. Không nên hối, thúc giục bé hoặc làm bé mất tập trung khi bé đang ăn. 
  • Cha mẹ nên theo dõi bé khi ăn nhưng là theo dõi trong yên lặng, hãy để cho bé tập trung vào việc ăn uống và ngồi bao lâu tùy thích. 
  • Đừng đút thức ăn vào miệng giùm bé hoặc cố thuyết phục bé ăn thêm khi bé đã tỏ ra chán.
  • Không để bé ngồi một mình với thức ăn.

Những lưu ý khi cho trẻ ngồi chung bữa ăn của gia đình

 

Đang xem: Những tiêu chí quan trọng trong việc giúp trẻ ăn dặm thành công

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger