Phương pháp hữu hiệu rèn luyện tích cách cho trẻ từ nhỏ

Phương pháp hữu hiệu rèn luyện tích cách cho trẻ từ nhỏ

Phương pháp hữu hiệu rèn luyện tích cách cho trẻ từ nhỏ

Tính cách chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện tính cách cho trẻ. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của cha mẹ.

Huấn luyện thói quen và hành vi

Từ lúc sơ sinh và khi chưa biết nói trẻ đã biết thể hiện bản thân qua hành vi, vì vậy phải rèn thói quen và hành vi cho trẻ ngay từ nhỏ. Khi nhỏ xíu thì bú ngủ thoải mái, nhưng tầm 3-6 tháng đã có thê rèn giờ ăn giờ ngủ giờ choi chứ không thì bú đêm mẹ cực, bé ham chơi quên bú.

Những phản ứng của phụ huynh đối với trẻ ngay từ khi rất nhỏ đêu có ảnh hưởng đến hành vi và thói quen, sự căng thăng, hoàn cảnh gia đình, sự chiều chuộng, cách chơi vói trẻ, cách nói chuyện rất quan trọng. Rèn kỷ luật, khuôn phép đúng cách, thưởng phạt phân minh, khen đúng lúc khá quan trọng trong phát triển thói quen và hành vi lâu dài cho trẻ.

Huấn luyện thói quen và hành vi

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Lòng tự trọng

Trẻ có lòng tự trọng cao dễ hợp tác, dễ thành công ở trường, có nhiều bạn, thích những thách đố, ham học, thích nghi với stress tốt hơn. Trẻ có lòng tự trọng thấp ngại nói điều mới, dễ bỏ cuộc. Lòng tự trọng thấp do trẻ có ý nghĩ xấu, dở, ngu dốt về bản thân mà ý nghĩ này có thể xuất phát từ việc dạy của phụ huynh (như “đầu ngu đâu?”).

Nguy cơ giáo dục làm giảm lòng tự trọng

  • Thiếu khen ngại, thiếu tình cảm, thiếu quan tâm.
  • Không công nhận thành quả của trẻ.
  • Phê phán hay hành động gây xúc phạm tổn thương cho trẻ.
  • So sánh bất lợi với anh chị em.
  • Thiếu động viên về sự tự chăm sóc bản thân.
  • Thiếu sinh hoạt thể dục đều đặn.

Cách rèn lòng tự trọng

  • Khen ngợi đúng, kịp thời.
  • Nói với trẻ là phụ huynh sẵn sàng chăm sóc trẻ khi cần.
  • Dạy trẻ là người bạn tốt.
  • Động viên trẻ tự xây dựng mục tiêu, tự đánh giá thành quả, tự lập.
  • Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến.
  • Giúp trẻ có tính hài hước.
  • Để trẻ tự quyết định nếu đúng.

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Lòng tự trọng

 Khi trẻ có ý nghĩ xấu, dở về bản thân

  • Giải thích, sai không có nghĩa là thất bại hoàn toàn, kể gương của bản thần hay người khác về sự vượt khó, trẻ sẽ hiểu ai cũng có lỗi lầm, không ai hoàn hảo.
  • Giúp trẻ ứng xử đúng với điều chán nản nhất là khi thay đổi môi trường mới, năm học mới nhưng không kỳ vọng quá nhiều ở trẻ.

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Rèn hành vi

Khó đấy - Hiện nay do nhiều việc quá mà phụ huynh không có thì giờ chơi với trẻ và không hiểu trẻ muốn gì, thật ra không mất nhiều thời gian đâu. ùy văn hóa, tùy quan niệm, tùy hoàn cảnh gia đình.  Cách rèn tích cực hay tiêu cực chắc chắn ảnh hưởng đến hành vi lâu dài của trẻ.

Nguyên tắc chung vẫn là: kỷ luật tốt là cách dạy cho trẻ có cách cư xử, cảm xúc đúng phép; tất cả các thành viên trong gia đình đều tạo mối quan hệ tốt bền vững và đồng lòng với cách dạy và xử lý tình huống đúng/càng đông người càng rối.

  • Người lớn là tấm gương tốt nhất cho trẻ hình thành hành vi và thói quen: sự tử tế, sự tôn trọng...
  • Tùy lứa tuổi mà có những chuyện chấp nhận được và có những chuyện dứt khoát không cho.
  • Không bao giờ chấp nhận hành vi, trò chơi có thể gây hại cho bản thân trẻ, cho gia đình, cho người khác, cho động vật.
  • Phá quá cũng không được mà hiền quá cũng là lạ.
  • Ngôn ngữ và ánh mắt là rèn tốt nhất.

Phạt tốt nhất là ngồi vào nơi yên tĩnh, úp mặt vào tường, tránh xa mọi người, không cho tiếp xúc với ti vi sách báo đồ chơi, chỉ khi trẻ phục thiện tự xin hay hết thời gian phạt mới thôi, chứ không chấp nhận người khác xin/ ngay khi bé phục thiện có lời khen ngay và giải thích bằng tại sao hành động đó không chấp nhận được là khá quan trọng.

Phạt nhưng trong đầu và cử chỉ, lời nói ánh mắt vẫn là dạy dỗ chứ không phải trừng phạt. Tất cả trẻ đều thích lời khen giỏi, khen ngoan. Nói chung là khó - càng nhiều ý kiến càng khó.

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Rèn hành vi

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Tính trách nhiệm

Không kiểm soát hoàn toàn trẻ mà cung cấp những giới hạn và chọn lựa để trẻ trở thành người có trách nhiệm. Dạy bé ngay từ nhỏ, biết cái gì được làm, không được làm, cách đạt được mục đích bằng hành động nào đúng, hành động nào không đúng.

Ngay sau sinh trẻ khóc được ẵm lên và tìm nguyên nhân ị tè đói khóc giúp trẻ hiểu được khi cần gì sẽ khóc lên. Làm gương là cách tốt nhất để rèn tinh thần trách nhiệm vì trẻ thích bắt chước. Khi trẻ gặp khó khăn trong một việc, một trò chơi, giúp kịp thòi nhưng không quá sớm, trẻ đương đầu nhưng không nản chí.

Tùy lứa tuổi mà tập tính trách nhiệm, 2 tuổi là tập dọn đồ chơi sau khi chơi, 4 tuổi là tự mặc quần áo... Khen ngợi khích lệ là quan trọng; tôn trọng trẻ đúng mức. Kỷ luật công bằng, trẻ sẽ thấy chán nản khi luôn bị trách mắng và phạt thô bạo, tìm nguyên nhân trước, tùy lứa tuổi, giải thích trước rồi hãy kỷ luật công bằng, vì có chuyện mới trẻ không thể biết mức độ đúng sai, ví dụ trẻ 1 tuổi thích nắm đuôi kéo tai súc vật mà không biết đó là sai.

Rèn luyện tích cách cho trẻ: Tính trách nhiệm

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Phương pháp hữu hiệu rèn luyện tích cách cho trẻ từ nhỏ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger