Quy định dạy con về an toàn cơ bản bạn nên lưu ý

Quy định dạy con về an toàn cơ bản bạn nên lưu ý

Quy định dạy con về an toàn cơ bản bạn nên lưu ý

Gia đình là tuyến phòng ngự đầu tiên của trẻ. Cha mẹ và người chăm sóc có trách nhiệm xây dựng một môi trường gia đình an toàn và yêu thương, mọi kỹ năng mà bạn dạy con về an toàn có thể được mang theo trong suốt hành trình khám phá thời thơ ấu của bé. Các trường học và cộng đồng cũng có trách nhiệm bảo vệ, nhưng cũng là trách nhiệm của gia đình dạy cho bé các kỹ năng an toàn cơ bản.

Nên dạy con về an toàn như thế nào?

Khi bắt đầu biết bò, bé rất háo hức trong khi bạn lại cảm thấy vô cùng lo lắng. Bạn luôn lo sợ bé sẽ bị va đập vào tường hay cạnh tủ khi bò, hoặc bé sẽ ngã từ trên giường xuống đất, hoặc nếu lơ là bé có thể bò ra đến cầu thang và ngã lăn xuống tầng 1. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn cần làm thanh chặn cầu thang và bọc hết các cạnh tủ, góc bàn nhọn lại. Trừ khi có người lớn ngồi cùng, còn lại thì bé sẽ không được bò ở trên giường mà chỉ được thoải mái bò dưới đất. Các đồ vật sắc nhọn hoặc quá nhỏ cần được cất cao khỏi tầm tay của bé phòng trường hợp bé sẽ nhặt cho vào miệng. Những thứ dễ vỡ cũng được cất vào nơi an toàn. Ổ điện được bịt nắp hoặc đưa lên cao. Các thiết bị điện cũng luôn được đảm bảo ngoài tầm tay với của bé khi đang sử dụng. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để bé không gặp bất cứ nguy hiểm hay trở ngại nào trong việc di chuyển đầy hào hứng của mình.

dạy con an toàn vềđien

Hãy dạy bé về các khái niệm cơ bản liên quan đến nguy hiểm, luôn sử dụng các từ thống nhất và dễ hiểu, mỗi hành động đều gắn với lời nói, biểu cảm và ví dụ trực quan, không nên chỉ nói mà không đi kèm hành động hoặc ví dụ cụ thể vì bé sẽ không hiểu, không hình dung ra được.

Để tránh bé bị bỏng, hãy dạy bé về khái niệm “nóng”, bằng cách cầm tay bé cho sờ vào thành ly nước ấm, sờ vào thành bên ngoài của nồi cơm điện khi nồi cơm còn hơi ấm ấm và nói “nóng, nóng quá” rồi rút nhanh tay bé ra, kèm theo biểu cảm khuôn mặt của mẹ hay tiếng hít hà vì “bị nóng”. Vài lằn như vậy bé sẽ hiểu thế nào là khái niệm “nóng” và “nóng” là nguy hiểm. Về sau này, mỗi khi bạn chỉ vào đồ vật nào và nói “nóng đấy con” là bé sẽ có phản xạ tránh ra và không đụng vào đồ vật này nữa.

Mỗi lần bé bị cụng đầu, vấp ngã, kẹp tay... hãy từ từ lại gần bé, để bé có thời gian cảm nhận cái “đau”. Khi tới gần bé bạn hãy ôm bé vào lòng và hỏi bé “con bị ĐAU à” và xoa xoa vào vết thương của bé. Sau đó hãy giải thích ngắn gọn cho con biết tại sao con lại bị đau (con bị kẹp tay vào cửa nên đau, con bị cụng đầu vào tường nên đau...) rồi dặn bé lằn sau cẩn thận, tránh va vào tường, tránh các cánh cửa, đi chậm để khỏi ngã. Lớn hơn một chút bạn có thể dạy bé về khái niệm “CẨN THẬN”, “CHẬM”... trong các trường hợp bé chạy nhảy, leo trèo bàn ghế, cầu thang...

An toàn vềcầu thang

Với dao kéo và các đồ vật sắc nhọn, hãy dạy bé về khái niệm “đứt tay” đi kèm với “đau”. Nếu lỡ bạn hoặc người thân bị thương, bị đứt tay, hãy cho bé xem vết thương và giải thích tại sao để bé hiểu. Hoặc bạn có thê cho bé xem sách, các đoạn phim hoạt hình ngắn nói về việc này. Các ổ điện, dây điện, thiết bị điện nói chung bạn có thể sử dụng khái niệm “điện, điện giật” đi kèm với “đau”, có thể cho bé xem các clip hoạt hình như chú chim bị điện giật...

An toàn về dao kéo

Khi đi ra đường bằng xe máy, xe đạp, nếu bé còn nhỏ, hãy luôn sử dụng địu an toàn cho bé dù bé có muốn hay không. Hãy nói với con rằng đi ra đường phải dùng dịu nếu không con sẽ bị NGÃ, ĐAU. Khi bé lớn hơn có thể thay dịu bằng đai an toàn và luôn luôn dặn bé ngồi yên, không thò tay, thò đầu ra ngoài khi đi xe, không đùa nghịch, không nghịch cửa ô tô và dạy bé sử dụng dây an toàn khi đi xe. Tuyệt đối không cho bé có cơ hội được đứng, đùa nghịch khi tham gia giao thông vì các hành động này rất... “thú vị”, chỉ cần cho bé thử một lần bé sẽ thích và đòi làm suốt, trong khi các hành động này lại cực KỲ NGUY HIỂM khi bạn đang đi trên đường.

Có rất nhiều mối nguy hiểm khác nhau và bạn không thể lúc nào cũng ở bên con để giúp con không gặp nguy hiểm. Dạy con cách tự nhận diện nguy hiểm và tự phòng tránh là cách tốt nhất để bảo đảm an toàn cho con. Tất nhiên những ví dụ tôi nêu ở trên chỉ là một phần của những bài học về nguy hiểm bạn dạy cho con, nhưng hãy nhớ các quy tắc khi dạy con về an toàn và thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế cũng như cách nói chuyện của bạn với con.

Các quy tắc khi dạy con về an toàn

  • Hành động luôn đi kèm lời nói, giải thích về hành động.
  • Sử dụng các khái niệm thống nhất trong các trường hợp giống nhau.
  • Khi nói với con, nhấn mạnh các từ bạn cần con lưu tâm (như ĐAU, NÓNG...)
  • Nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Có thể ban đầu bé không nhớ, nhưng nếu bạn kiên trì và nhắc đi nhắc lại bé sẽ hình thành được khái niệm trong đầu và khi nhận thức tốt hơn bé sẽ sớm học được cách tự bảo vệ mình.
  • Khi nói với con nên nói chậm rãi, rõ ràng nhưng không quá to hoặc la hét làm con sợ. Hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh và kiên nhẫn. Đây cũng là cách giúp con biết cách giữ được bình tĩnh trước các tình huống nguy hiểm.
  • Không được lạm dụng các khái niệm nguy hiểm để nói dối con. Một số cha mẹ khi dạy cho con biết về khái niệm “NÓNG” thường sử dụng “nóng” làm công cụ để khiến con tránh xa các đồ vật mà cha mẹ không muốn con sờ vào (dù nó không hè nóng). Hành động này có thể có hiệu quả ngay lúc đó, tuy nhiên nếu sau đó bé sờ được vào đồ vật này và biết rằng nó không hề “nóng” thì bé sẽ hoặc là bị rối và khó hiểu (tại sao mẹ lại bảo cái này là nóng, thế nào mới là nóng thực sự??), hoặc là bé sẽ mất lòng tin vào lời nói của bạn (lần sau bạn nói NÓNG bé sẽ không tin và vẫn lao vào sờ, nghịch). Vì vậy, tuyệt đối không lạm dụng các khái niệm nguy hiểm để nói dối con.
  • Nếu bạn không muốn con nghịch các đồ vật thì hãy cất chúng đi hoặc giải thích rõ tại sao bạn không muốn con nghịch chúng.
  • Dạy con về nguy hiểm và tự phòng tránh nguy hiểm không có nghĩa là bạn sẽ bỏ mặc con sau đó, hãy luôn để mắt tới bé mọi nơi mọi lúc vì bạn không thể biết có những nguy hiểm gì có thể xảy đến với bé.

Đang xem: Quy định dạy con về an toàn cơ bản bạn nên lưu ý

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger