Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ và những hiểu lầm cần tránh

Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ và những hiểu lầm cần tránh

Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ và những hiểu lầm cần tránh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Tuy vậy, thời gian ngủ dài hay ngắn không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ mà việc bé ngủ có ngon giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. 

Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ

Các mẹ ở Việt Nam cực kỳ không quan tâm đến giấc ngủ của trẻ mà chỉ lo bé đói nên suốt ngày cho bé ăn. Chúng tôi coi trọng giấc ngủ của trẻ hơn là ăn vì những lí do sau:

Khi em bé sinh ra thì bản năng không bao giờ để mình bị đói. Đói em sẽ đòi ăn, vì dạ dày nhỏ nên em phải ăn thường xuyên, do đó các giấc ngủ của em không dài. Giấc ngủ của các em là một chu kỳ 45 phút gồm 25 phút ngủ sâu và 20 phút ngủ nông (giẩc ngủ REM). Trong thời gian này nếu em đói em sẽ dậy và đòi ăn ngay, do đó em không bao giờ để mình đói quá 25 phút đâu. Đây là bản năng tự nhiên. Không một đứa trẻ nào có thể nhịn đói. Các mẹ cần tôn trọng quy luật tự nhiên đó.

Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ

Việc bé thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra ngoài môi trường mói. Trong bụng mẹ, bé thích ngủ lúc nào thì ngủ, nhưng ra ngoài bé có ý thức hơn, môi trường thay đổi buộc bé phải học cách tự trấn an bản thân để đi vào giấc ngủ. Bé có thể được sự trợ giúp từ ti mẹ hay ti giả (làm bé tập trung vào ti, từ đó lơ là mất cảnh giác và ngủ gật), vòng tay rung lắc hát à ơi tạo cho bé cảm giác cử động giống như trong bụng mẹ, đơn giản hơn, có một số mẹ để bé ăn no nằm chơi đến lúc bé mệt bé tự đi vào giấc ngủ. Tóm lại, điều kiện mà mẹ và những người xung quanh tạo ra là môi trường để bé đi vào giấc ngủ, tạo cho bé thói quen và “môi trường ngủ”, sau này đên khi mệt, bé cần phải có những điều kiện ấy thì mới có thể ngủ được.

Một trẻ sơ sinh trung bình ngủ 18 tiếng/ngày. Bé chỉ thức 45 phút sau mỗi chu kỳ ngủ 3 giờ. Trong đó, 30 phút dành để ti và 15 phút để vệ sinh và vận động “thể thao”. 4 tháng bé vẫn ngủ trung bình 16 -17 tiếng/ngày, trong đó ban ngày bé thức được dài hơn (chừng 2 tiếng cho mỗi chu kỳ 4 giờ) và giấc đêm bé cũng ngủ liền một giấc dài hơn 6-8 tiếng. 1 tuổi nhu cầu ngủ trung bình giảm xuống còn 14 tiếng và đến 2 tuổi, các em ngủ khoảng 12 - 13h/ngày

Ngủ rất quan trọng vì não của bé phát triển khi ngủ. Các tế bào thần kinh được nhân bản khi ngủ sâu và các kĩ năng cơ bản (lẫy, bò, ngồi, đứng) được tập luyện ở thời kỳ REM (giấc ngủ động). Hơn nữa ngủ tiêu tốn ít năng lượng hơn vì thức ăn các em ăn được hoàn toàn phục vụ vào việc tạo dựng tế bào chứ không phải để đốt cháy cho các hoạt động thể chất, do đó có bé ăn ít, ngủ nhiều mà vẫn tăng cân và chiều cao.

Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ

Những hiểu nhầm về giấc ngủ của trẻ

Ngủ say như em bé là một hiểu lầm tai hại

Não bộ chưa phát triển nên giấc ngủ của trẻ có chu kỳ ngắn và bé rất dễ thức dậy, giật mình hoặc ti hí mắt trong giai đoạn ngủ REM. Việc này thực tế có lợi vì các bé không bao giờ ngủ sâu quá lâu mà quên mất việc nạp năng lượng cho dạ dày. Do đó, nếu mẹ không tác động bên ngoài (ép ăn) thì bé sẽ theo đúng bản năng dậy khi đói và đòi ăn.

Cho con ngủ ít ban ngày để ngủ nhiều ban đêm

SAI. Mục đích của tất các các phương pháp dạy ngủ đều để đến đích là em ngủ ĐỦ vào ban ngày để em mệt vừa phải chứ không bị quá mệt để ngủ DÀI vào ban đêm. Khi bé bị quá mệt sẽ khó ngủ hơn (não kém phát triển nên không thể tự trấn an, giữ bình tĩnh và thư thái đưa mình vào giấc ngủ và do đó các giấc ngủ đêm của bé cũng ngắn theo. Trẻ bị quá mệt sẽ quấy khóc vì không thể nào tìm được cách tự đi vào giấc ngủ và nghỉ ngơi được. Do đó, kể cả khi ngủ được, các giấc của bé cũng ngắn và thường vật vã về đêm. Mục đích của luyện ngủ là dạy các bé biết ngủ khi có nhu cầu, tạo dựng một trình tự không đổi đều đặn để hướng tới việc bé có MỘT GIẤC NGỦ DÀI BAN ĐÊM.

Những hiểu nhầm về giấc ngủ của trẻ

Ngủ lúc nào chẳng là ngủ

SAI. Ngủ ban đêm và giấc dài bao gồm nhiều giấc ngắn nối tiếp giúp quá trình tạo tế bào được liên tục và các bé được nghỉ ngơi tốt hơn. Giấc ban ngày thường ngắn, do có ánh sáng và tiếng động không đều đặn làm giấc ngủ sâu của các bé ít chất lượng hơn. Giấc ngủ ban ngày chỉ như là những giờ giải lao cho những khoảng thời gian bé thức và chơi ngay trước đó.

Kết luận

Bé ngủ nhiều ăn ít là chuyện bình thường. Mục đích tối cao của việc cho các bé ngủ đủ ban ngày là để bé ngủ dài ban đêm. Nếu ban ngày bé ngủ ít và quấy khóc là dấu hiệu các bé bị quá mệt và cần tăng thời gian ngủ ngày lên. Các bé ngủ đủ ban ngày mói có đà để ngủ dài ban đêm. Nhưng rất nhiều mẹ không tin vào điều này!
 

Đang xem: Tầm quan trọng của giấc ngủ của trẻ và những hiểu lầm cần tránh

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger