Tiêm chủng cho trẻ và những điều cần lưu ý dành cho cha mẹ

Tiêm chủng cho trẻ và những điều cần lưu ý dành cho cha mẹ

Tiêm chủng cho trẻ và những điều cần lưu ý dành cho cha mẹ

Tiêm chủng cho trẻ là cách an toàn để bảo vệ sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tiêm chủng - Chích ngừa, những điều cần lưu ý:

  • Bệnh nhẹ chích được.
  • Hết bệnh chích được.
  • Đang uống kháng sinh chích được.
  • Kháng sinh chả làm gì được kháng sinh.
  • Corticoide liều thấp hay dưới hai tuần chích được.

Tiêm chủng cho trẻ

Những hiểu lầm về tiêm chủng cho trẻ

  • Uống kháng sinh không tiêm ngừa được: Sai. Kháng sinh không ảnh hưởng tới bất kỳ vắc xin nào (chỉ một hai ngoại lệ hiếm hoi).
  • Bệnh không tiêm ngừa được: Không đúng lắm. Bệnh nhẹ (cảm ho, sổ mũi, viêm tai giữa, tiêu chảy nhẹ), không sốt hoặc chỉ ấm đầu là chích ngừa được. Trẻ có bệnh mạn tính (gan, phổi, thận, tim...) rất cần được tiêm ngừa.
  •  Bệnh mới hết không tiêm ngừa được: Sai. Giai đoạn bệnh phục hồi không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin.
  • Sinh non hoặc nhẹ ký không tiêm ngừa được: Sai. Lịch chích ngừa là theo tuổi, không theo cân nặng. Trẻ sơ sinh < 2kg, khi cần vẫn chích viêm gan B như thường, dù hiệu quả có kém hơn. Trẻ suy dinh dưỡng lại cần được tiêm ngừa hơn.
  • Dị ứng không tiêm ngừa được: Không đúng lắm. Trẻ bị phản ứng nặng với các thành phần của vắc xin thì không chích được. Chỉ dị ứng nhẹ hoặc dị ứng với các thứ không có trong vắc xin thì vẫn tiêm được.
  • Nếu là một vắc xin “sống” (lao, sởi, quai bị, rubella thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại), chích cùng lúc hoặc cách bao lâu cũng được. Có nơi hẹn cách một tuần, hai tuần, một tháng là bình thường.
  • Nếu là một vắc xin sống (Sởi, Quai bị, Rubella, với một vắc xin sống khác (thủy đậu): chích cùng lúc hoặc cách ít nhất một tháng. Hẹn cách một tháng là bình thường.
  • Chích cùng lúc là chích cùng một buổi tiêm, cách nhau 30 phút theo dõi. Cách này có thuận lợi là: thuận tiện đi lại (bé ở xa), bảo vệ nhanh với nhiều bệnh (như khi có dịch, đi du lịch hay các bé chích trễ lịch...). Nhưng cũng có chút bất lợi là đau nhiều hơn hoặc sốt nhiều hơn.

Chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm chủng?

Trước khi đưa đi tiêm chủng cho trẻ, cha mẹ cần chuẩn bị:

  • Vệ sinh trẻ để tránh nhiễm trùng.
  • Cho trẻ mặc trang phục đơn giản, thoáng mát để dễ thao tác khám và tiêm.
  • Cho trẻ ăn, bú vừa phải tránh hạ đường huyết. Nếu có uống vắc xin thì đừng bú no quá.
  • Mang theo các phiếu tiêm chủng trước đây.
  • Thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình với nơi tiêm (có các bệnh cấp tính hay mạn tính gì không, dị ứng, thuốc đã dùng trong năm qua). Mang hồ sơ sức khỏe nếu có bệnh.
  • Báo với nơi tiêm về phản ứng của trẻ sau mũi tiêm trước.
  • Đề nghị khám kiểm tra nếu thấy chưa an tâm về sức khỏe của trẻ.

Chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm chủng?

Tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

Đơn giản và ít tốn kém nhất là theo TCMR (tiêm chủng mở rộng, miễn phí) ngay từ đầu. Bắt đầu là 1 mũi gan B, 1 mũi lao lúc mới sinh. Sau đó đủ 2 tháng theo TCMR ngừa 6 bệnh bằng 3 mũi 5 trong 1+3 lần uống bại liệt. Đủ 9 tháng chích 1 mũi sởi đơn.

Xen kẽ với TCMR kể từ 2 tháng thì chích, các thứ khác tùy vào điều kiện kinh tế và nguy cơ mắc bệnh của bé (tiêm vắc xin dịch vụ có trả phí): phế cầu 10, chủng (3-4 mũi), uống Ro ta vi rút (2-3 liều). Đủ 6 tháng nên chích cúm (2 mũi).

Nếu chích 5 trong 1 dịch vụ thay cho TCMR thì nhớ thêm mũi gan B cho đủ.

Vắc xin - Chích ngừa: Làm rối cha mẹ

Chích ngừa cho trẻ là vấn đề thu hút rất nhiều câu hỏi của phụ huynh. Chọn lựa vắc xin là tùy kinh tế và ưu tiên, không phải là nhà tiêu dùng thông minh thì rối. Không rành thì cứ bám theo phường xã. vắc xin giờ khuynh hướng chế nhiều thứ trong 1 mũi: 2,3,4,5,6 trong 1. Nếu chế được thì chế 100 trong 1 cho khỏe mà tại chế không được. Dưới đây là bài hướng dẫn ngắn về lựa chọn vắc xin và thứ tự ưu tiên.

  • Bé gái, phụ nữ trước khi có con: phòng cho bào thai: rubella, thủy đậu.
  • Mang thai: uốn ván.
  • Lúc sinh: nếu đủ tháng đủ cân đòi cho bằng được viêm gan B và lao.
  • 2,3,4 tháng: 5 trong 1 (viêm gan B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não do HiB., uống bại liệt. Hay 5 trong 1 dịch vụ + viêm gan B hay 6 trong 1 (có viêm gan B và sốt bại liệt chích).
  •  9 tháng: sỏi, không chờ lớn chích 3 trong 1, vì bệnh khi chờ 3 trong 1 sẽ rất nặng.
  • 12 tháng: viêm não Nhật Bản.
  • 18 tháng: nhắc bằng 2 trong 1 sỏi - rubella.
  • Có khả năng chọn gì trước: bệnh hay gặp dễ lây khó tránh, dễ nặng: thủy đậu, 3 trong 1, phế cầu mới, Rota...

Vắc xin - Chích ngừa: Làm rối cha mẹ

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Tiêm chủng cho trẻ và những điều cần lưu ý dành cho cha mẹ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger