Tìm hiểu về bệnh lồng ruột và đi cầu phân có máu phổ biến của trẻ

Tìm hiểu về bệnh lồng ruột và đi cầu phân có máu phổ biến của trẻ

Tìm hiểu về bệnh lồng ruột và đi cầu phân có máu phổ biến của trẻ

Lồng ruột và đi cầu phân có máu là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Điều khó khăn trong chẩn đoán bệnh là trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện. Giai đoạn sớm của bệnh, trẻ chỉ khóc to liên tục làm cho bố mẹ không cảnh giác được bệnh và đưa con đến bác sĩ muộn. Lúc này trẻ không còn cơ hội điều trị không phẫu thuật và có thể phải tiến hành một ca đại phẫu tháo hoặc cắt một phần ruột.

Lồng ruột 

Lồng ruột ở trẻ nhỏ là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới một tuổi, tuy nhiên trẻ lớn cũng có thể bị. Nhất là trẻ bụ bẫm thì càng dễ bị hơn và bé trai thì bị nhiều hơn bé gái.

Bệnh này cần phát hiện sớm, phát hiện càng sớn trong 24 giờ đầu thì giải quyết tháo lồng rất đơn giản. Nhưng nếu trễ thì nhiều khi phải mổ và cắt ruột. Có hơn 90% ca mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân nên chưa có cách phòng ngừa hiệu quả, tuy nhiên khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng sau thì phải lập tức đưa trẻ đếr cơ sở y tế để khám và điều trị:

  • Đột ngột khóc thét từng cơn, gồng bụng do đat bụng, mỗi lúc một nhiều, bỏ bú.
  • Nôn ói ngày càng nhiều.
  • Nặng nữa là tiêu ra máu.
  • Siêu âm bụng và khám sẽ phát hiện sớm.

Bệnh này có khả năng sẽ tái lại, nhưng không nhiều và không cần quá lo lắng vì kinh nghiệm phát hiện lần đầu đủ để phát hiện sớm và khám ngay.

Lồng ruột và đi cầu phân có máu là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Điều khó khăn trong chẩn đoán bệnh là trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện. Giai đoạn sớm của bệnh, trẻ chỉ khóc to liên tục làm cho bố mẹ không cảnh giác được bệnh và đưa con đến bác sĩ muộn. Lúc này trẻ không còn cơ hội điều trị không phẫu thuật và có thể phải tiến hành một ca đại phẫu tháo hoặc cắt một phần ruột.

Đi cầu phân có máu

Phát hiện máu tươi trên phân của trẻ đối với cha mẹ có thể là một điều đáng sợ. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và thường là không nghiêm trọng lắm. Có nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng phân có máu và tùy thuộc vào từng độ tuổi của trẻ, bác sĩ có thể giúp xác định nguồn gốc của máu và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Nếu máu chảy từng giọt sau khi đi cầu thường là do rách hậu môn do phân quá to và cứng. Trong trường hợp này trẻ cần:

  • Bú đủ, uống đủ nước, ăn đủ rau quả.
  • Cha mẹ cũng cần lưu ý với trường hợp bé mới đi học ở trường, sợ nhà cầu ở lớp nên nín cầu rồi bị táo bón.
  • Nếu phân cứng ngắc thì cần uống thuốc làm mềm phân.
  • Việc đi cầu ra máu hiếm khi xảy ra do bị vấn đề gì trong ruột.

Lồng ruột và đi cầu phân có má

Đi phân nhầy lẫn tia, sợi máu trong phân - trước đi cầu quấy khóc như quặn ruột, sau đi cầu còn mót rặn - nhiễm trung đường ruột, nên đi khám bác sĩ, uống thuốc kháng sinh thường là do vi trùng.

Đi cầu máu bầm như máu cả, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều coi chừng trẻ bị lồng ruột lâu rồi, hay nhiễm trùng đường ruột nặng, phải lập tức đi khám.

Trẻ nhỏ, đi cầu ra máu dây dưa lẫn phân loãng, khi ói ra sau bú, nặng nữa là ói ra máu, có thể trẻ bị di ứng sữa, khi có triệu chứng này trẻ cần đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình đi cầu ra máu: Có thì do nhiễm trùng đường ruột, có thể do dị ứng đạm trong sữa, có thể do bé nuốt máu từ ngực mẹ, cho trẻ đi khám nếu bị hai lần liên tiếp, nếu bú mẹ nên xem mẹ có ăn gì liên quan đến thịt bò không.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh lồng ruột và đi cầu phân có máu ở trẻ. Bố mẹ hãy nắm rõ các kiến thức trên để phòng bệnh cũng như phát hiện kịp thời nhé!

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Tìm hiểu về bệnh lồng ruột và đi cầu phân có máu phổ biến của trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger