Vì sao mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Vì sao mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Vì sao mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Trẻ trên 6 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của trẻ. Lúc này bé của mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn dặm, làm quen với những muỗng ăn dặm đầu tiên. Để đồng hành cùng bé trong giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản về ăn dặm giúp bé luôn thấy hứng thú với những bữa ăn đồng thời cũng phải đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể chăm sóc bé tốt nhất ngay từ giai đoạn đầu đời.

Bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Nhiều người nghĩ rằng trẻ nên bắt đầu cho bé ăn dặm thêm các thức ăn ngoài sữa vào khoảng 4 tháng tuổi, thậm chí sớm hơn từ 3 tháng. Rất thường xuyên tôi được hỏi rằng đợi đến 6 tháng mới ăn dặm thì con có bị thiếu chất không? Đối với các mẹ đang cho con bú thì thậm chí còn có một “truyền thuyết” nói rằng sữa mẹ sau 4 tháng sẽ không còn chất gì nữa, bé bú chỉ như uống nước lã thôi, nếu không cho bé ăn dặm thì bé sẽ còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Hoặc một “truyền thuyết” không kém phần li kỳ khác tôi thường được nghe là “phải ăn dặm sớm thì bé mới no, chắc dạ và ngủ ngon giấc”.

Những điều kể trên có lẽ là chuẩn mực đúng ở một khoảng thời gian nào đó, nhưng ở thời điểm hiện tại nó không còn mang tính chính xác nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 6 tháng đầu tiên bé chỉ cần bú sữa hoàn toàn để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, và cho đến 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi

6 tháng đầu khi bé mới sinh ra, hệ tiêu hóa vẫn chưa thực sự hoàn thiện, sữa là thực phẩm phù hợp nhất đối với hệ tiêu hóa của bé vì sữa tiêu hóa trực tiếp ở ruột mà không cần thêm men tiêu hóa trong cơ thể bé tiết ra, bé chỉ cần ăn và ruột sẽ làm những việc còn lại. Mãi tới khi bé được 6 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé bao gồm dạ dày, gan, tụy, mật... và tuyến nước bọt mới thực sự hoàn thiện để sẵn sàng xử lý các loại thức ăn đặc, rắn ngoài sữa.

Dù bạn sẽ cho con ăn dặm theo cách nào, dù món ăn đầu tiên bạn giới thiệu cho bé chỉ là một chút bột quẩy, một tẹo nước cháo loãng hay là nguyên một phần rau củ quả cắt miếng... thì xin hãy đợi đến khi con được 6 tháng tuổi, để cơ thể bé hoàn toàn sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn. Ăn uống là một sự hưởng thụ, không phải là một cuộc chạy đua!

Bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi

Các dấu hiệu biết con đã sẵn sàng cho việc ăn dặm

Em bé của bạn - như đã nói ở trên - có thể đã bắt đầu đưa tay ra với lấy đồ ăn khi ngồi ăn cùng bạn, hoặc mắt nhìn chăm chú kèm theo tiếng chép miệng như bị bỏ đói từ nghìn năm khi thấy bạn đang ăn từ 4 tháng tuổi. Em bé của bạn - có lẽ đang dần cán mốc 6 tháng đầu đời và cơ thể đã gằn như sẵn sàng cho việc ăn uống đầy hứng thú phía trước. Nhưng những dấu hiệu nào thực sự cho thấy rằng bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm?

Các dấu hiệu biết con đã sẵn sàng cho việc ăn dặm

Các dấu hiệu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:

  • Bé đã có thể ngồi vững không cần hoặc cần ít sự trợ giúp và có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
  • Bé với tay chộp lấy đồ vật và đưa vào mồm chính xác.
  • Khi bé gặm đồ chơi, bạn thấy bé có vẻ như đang “nhai” chúng.
  • Bé đã gần đủ (hoặc hơn) 6 tháng tuổi.

Một điều rất quan trọng rằng mỗi em bé là một cá thể hoàn toàn khác biệt, do đó có những bé sẽ sẵn sàng sớm hơn những bé khác và ngược lại có những bé sẽ chậm hơn. Đừng sốt ruột nếu bé đã đủ 6 tháng mà chưa ngồi vững, bạn có thể dời lại ngày bé ăn dặm muộn hơn một chút. Hãy ghi nhớ dưới 1 tuổi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, ăn dặm chỉ để bé tập làm quen với thức ăn thô, tập cách nhai nuốt, tập cách xử lý thức ăn mà thôi.

Đang xem: Vì sao mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger