2 cách thức công nhận và chia sẻ cảm xúc của trẻ

2 cách thức công nhận và chia sẻ cảm xúc của trẻ

2 cách thức công nhận và chia sẻ cảm xúc của trẻ

Có hai cách thức tích cực qua đó những người làm cha làm mẹ có thể sử dụng để hồi đáp lại cảm xúc của trẻ và tạo ra bầu không khí cởi mở chia sẻ cảm xúc của trẻ giữa đôi bên.

Toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc đó

Có những lúc chúng ta chỉ cần chăm chú lắng nghe mà không cần phải nói gì cả. Khi bạn tập trung lắng nghe đến 100% với vẻ mặt đồng cảm, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy dòng cảm xúc của trẻ đang cuồn cuộn tuôn trào như dòng thác từ từ hiền hòa trở lại. Trong tĩnh lặng, trẻ đột nhiên bừng tỉnh và nhận ra những gì mình chưa đúng, chưa phải mà không cần cha mẹ phải lên tiếng phê phán hay huấn thị điều gì.

Hãy mường tượng đứa con trai 13 tuổi của bạn hồng hộc chạy về nhà, thở không ra hơi, vừa thở vừa nói, “Con vừa đánh nhau với thằng bạn xong”. Bạn nhìn con, không nói gì và đưa cho nó ly nước. Sau khi uống xong, nó ngồi xuống ghế rồi tuôn ra một tràng, “Thằng đó không biết từ đâu chạy đến, hùng hổ quát con là chơi xấu. Mấy thằng khác xúm đến hò hét. Thế là tụi con đều tức khí lao vào vật nhau, lăn lộn trên đất,... Mẹ thấy có đáng giận không?” “Ừ, mẹ hiểu cảm giác đó là như thế nào.” Sau khi nhận được cái gật đầu của mẹ, rất có thể con trai bạn dừng lại ngẫm nghĩ, cho rằng lẽ ra nó phải hỏi lại thằng bạn kia vì sao lại tức tối với mình như thế, và có lẽ trận đánh đã không diễn ra nếu không có lũ bạn hò reo cổ vũ.

Toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc đó

Mặc dù việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đó là một trong những việc khó nhất đối với các bậc cha mẹ. Đa số phụ huynh cảm thấy thật khó mà nghe con cái nói cho đến đầu đến đũa. Mới nghe đến câu đầu tiên “con vừa đánh nhau” là ai nấy đã nổi xung lên rồi. Người lớn gần như ai cũng được lập trình sẵn với những khuôn mẫu đánh giá chủ quan (đánh nhau là điều cấm kỵ), nên nhảy ngay vào kết luận (thằng con hư đốn, tối ngày đánh nhau với bạn) và đưa ra giải pháp tức thì (không cần biết cơ sự gì hết, con là người có lỗi). Chắc bạn hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra, thằng bé sẽ không nói nữa, nhưng nó tấm tức vì không được phép giãi bày và giải tỏa cảm giác bất an và bấn loạn trong lòng. Nó đi đến kết luận: “lần sau chớ hé môi ra nói những chuyện như vậy”, vì nó không muốn bị tổn thương thêm với những đánh giá võ đoán, áp đặt của người lớn.

Nhưng một khi bạn cho phép con cái tự do bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ, bằng cách “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, chúng sẽ lấy lại bình tĩnh, có cách nghĩ đúng đắn hơn để tự giải quyết vấn đề. Rất có thể đứa con trai 13 tuổi của bạn sau đó sẽ đi tìm gặp thằng bạn, hỏi rõ nguồn cơn và nếu có sự hiểu lầm gì thì cùng giải quyết đúng như cách một người đàn ông đích thực sẽ làm. Có phải những va vấp kiểu ấy sẽ khiến con bạn mau chóng trưởng thành hơn không?

Toàn tâm toàn ý lắng nghe và chia sẻ những cảm xúc đó

Nhận diện và hồi đáp cảm xúc của trẻ

Bạn cũng có thể giúp con bằng cách miêu tả rõ những cảm xúc mà con bạn đang trải qua trong khi hồi đáp lại. Bằng cách ấy, đứa con đang bấn loạn với những cảm xúc rối bời trong lòng sẽ nhận diện rõ tình cảm của mình hơn và cảm kích trước việc bạn quan tâm và coi trọng thế giới tình cảm của nó. Vậy thì đâu còn trở ngại gì mà chúng không mở lòng ra với bạn về tất cả những vấn đề lớn nhỏ của mình?

Thế là bạn chỉ cần đơn giản hồi đáp cảm xúc của con cái, những gì còn lại tự chúng sẽ biết cách giải quyết, chúng sẽ tự hóa giải những cảm xúc tiêu cực và sáng suốt hơn khi đưa ra các lựa chọn của mình.

Nhận diện và hồi đáp cảm xúc của con gái

Hãy cùng chia sẻ cảm xúc của trẻ và chơi cùng với con nhiều hơn. Lựa chọn ngay những món đồ chơi tại đồ chơi thông minh

Đang xem: 2 cách thức công nhận và chia sẻ cảm xúc của trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger