Ba mẹ có nên cho con vào khuôn phép?

Ba mẹ có nên cho con vào khuôn phép?

Ba mẹ có nên cho con vào khuôn phép?

Gặp những chuyện như thế, hầu hết các bậc cha mẹ có khuynh hướng nghĩ rằng, “Mình có trách nhiệm phải cải tạo lũ nhỏ nếu không thì chúng hỏng mất”. Khi đối mặt với những vấn đề của bọn trẻ, theo bản năng làm cha mẹ, họ nhảy bổ ngay vào ứng cứu bằng cách đưa ra lời khuyên phải làm thế này thế nọ, cho con vào khuôn phép mà tuyệt nhiên không để ý đến việc “đương sự” có cảm giác như thế nào.

Quan niệm cũ: Không cần biết đến cảm xúc của con cái, trước tiên hãy cho con vào khuôn phép

Chúng ta thường đứng ở cương vị bề trên để bảo ban con cái phải nghĩ ra sao, phải làm như thế nào. Một số phụ huynh thậm chí còn sỉ vả con cái và kết tội rất nặng nề. Bởi vì họ cũng bị sai khiến bởi cảm xúc giận dữ, bất an trong lòng, cho nên ngôn ngữ mà họ dùng có thể nặng nề gấp nhiều lần so với lúc bình thường. Tôi biết có nhiều người còn mắng nhiếc con cái và dùng đến những lời lẽ thậm tệ: “đồ mất dạy”, “nhà này đến hồi mạt vận vì con rồi” v.v... Theo ý tôi, đó là những bậc cha mẹ khi bực lên rồi thì không có từ nào không dùng để trút giận, cứ như thể con cái là cái hồ chứa để họ xả những cảm xúc “nhiễm độc”.

Chúng tôi nêu ra đây ba phản ứng thông thường của các bậc cha mẹ nuôi dạy con kém
hiệu quả trong ba tình huống nêu trên.

  • Đổ lỗi, kết tội và lên lớp
  • Tra hỏi, giáo huấn
  • Không để ý đến cảm xúc của con mà khuyên bảo một cách giáo điều

Quan niệm cũ: Không cần biết đến cảm xúc của con cái, trước tiên hãy cho con vào khuôn phép

Như bạn có thể mường tượng từ các hình minh họa trên, những cách thức này hiếm khi nào mở được cánh cửa cho phép bạn đi vào tâm hồn trẻ, cánh cửa ấy sẽ khép lại, thế là giao tiếp giữa hai bên trở nên kém hiệu quả. Vì vậy, nếu con bạn không nghe lời cha mẹ, không có những hành động tích cực như bạn mong muốn thì đó cũng không phải là điều khó hiểu và không phải lỗi hoàn toàn ở phía trẻ. Một khi thế giới cảm xúc của trẻ không được quan tâm đúng mức, cảm giác cô độc, giận dữ và phản kháng sẽ trở nên sâu đậm hơn. Nếu chúng còn rơi vào những tâm trạng tiêu cực này thì mọi lời khuyên quý báu của chúng ta cũng chỉ như “nước đổ đầu vịt”.

Trong thực tế, chỉ sau vài lần gặp phản ứng như thế từ các bậc “trưởng bối”, đa số trẻ sẽ lui về lối sống khép kín, không còn hồn nhiên chia sẻ với cha mẹ những vấn đề lớn nhỏ của chúng nữa, “nói làm gì để phải nghe cằn nhằn” là suy nghĩ thông thường của chúng. Liệu bạn có hiểu hết nguy cơ của việc này không? Tôi biết không ít phụ huynh đã “té ngửa” ra khi nhà trường đuổi học con mình, vì họ hoàn toàn không hay biết gì về những vấn đề của nó.

Quan niệm cũ: Không cần biết đến cảm xúc của con cái, trước tiên hãy cho con vào khuôn phép

Không quan tâm đến cảm xúc của trẻ, đơn phương giáo huấn một chiều sẽ khiến trẻ

  • Khắc sâu cảm giác giận dữ và buồn phiền
  • Bỏ ngoài tai những chỉ thị và răn dạy của mẹ cha
  • Sống khép kín, không chia sẻ vấn đề của mình với cha mẹ
  • Thiếu tự tin và thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong tương lai
Và nếu bé thật sự ngoan thì bạn hãy thưởng cho bé 1 món quà như phần thưởng nhé, => tham khảo đồ chơi cho bé gái

Đang xem: Ba mẹ có nên cho con vào khuôn phép?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger