Ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ như thế nào?

Ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ như thế nào?

Ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ như thế nào?

Cho con đi học mẫu giáo hay đi nhà trẻ từ sớm là phương pháp mà hầu hết các cha mẹ tại Việt Nam lựa chọn. Việc này sẽ bắt đầu khi trẻ ở giai đoạn nào đó, thông thường khi lên 2 tuổi. Việc cho con mình đi nhà trẻ sớm hay muộn tùy thuộc vào mỗi gia đình. Không những cần chuẩn bị cho con, ba mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.

Tâm lý của mẹ khi cho con đi học 

Dù bạn có chọn trường lớp cho con kỹ đến đâu, dù bạn là một người mẹ mạnh mẽ hay yếu đuối, dù con bạn là một em bé dễ thích nghi với môi trường mới hay là một em bé rụt rè, nhút nhát thì ngày đầu tiên gửi con đi học đối với bạn bao giờ cũng là một ngày dài với đầy sự lo lắng, bồn chồn và một cái đầu đầy ắp những câu hỏi và sự sợ hãi. Bạn sẽ lo bé không ăn được, không ngủ được, không hòa nhập với các bạn, sợ các cô giáo hoặc tệ hơn bạn sẽ nghĩ rằng có thể sẽ có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra với con ở trường.

Tới ngày cho con đi học, cảm giác lo lẳng và bất an của bạn sẽ càng tăng nhanh và mạnh hơn, bạn sẽ nghĩ ra 1001 tình huống trớ trêu có thể xảy ra với con, bạn sẽ nghĩ rằng có lẽ mình đã chọn sai trường, bạn sẽ dán mắt vào màn hình máy tính để xem camera ở lớp của bé và cảm giác rằng có thể con đang bị “hành hạ” mỗi khi bé ở một góc khuất camera không quay tới. Khi bé ngồi một mình không chơi với bạn hoặc cô giáo không quan tâm tới bé, bạn sẽ lo lắng rằng bé bị tổn thương tinh thần, lâu ngày dẫn đến “tự kỷ”. 

Đến giờ ăn, bạn sẽ lại ngồi nhớ tới mấy cảnh nhồi nhét ép ăn, tát các con bôm bốp trong một đoạn video quay lén ở một trường mầm non tư thục một dạo xì xèo dậy sóng và cảm thấy sợ hãi cho con mình. Và tất nhiên bạn chỉ muốn lao ngay tới lớp và đón con về nhà, không bao giờ quay lại nơi ấy nữa. Mỗi buổi sáng đưa con tới lớp và mỗi buổi chiều tới đón con thấy con òa khóc, tay ôm lấy mẹ chặt cứng và giọng như có chút tủi hờn... trái tim bạn sẽ trở nên mềm nhũn và bạn sẽ thấy lòng trào dâng một chút sự xót xa xen lẫn tội lỗi, ân hận và thương xót đứa con bé bỏng bị “bỏ rơi”.

Tâm lý của mẹ khi cho con đi học

Mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ 

Thực ra, tất cả những diễn biên tâm lý này không phải là vô căn cứ. Em bé của bạn trong những ngày đầu tiên đi học thường sẽ không ăn uống được nhiêu, có bé còn bỏ ăn, bé cũng không ngủ được giấc sâu, thường ngồi một mình hoặc chơi đùa một mình và tất nhiên sẽ khóc một chút hoặc rất nhiều. Điều này là hoàn toàn bình thường, nó giống như cảm giác ngày đầu tiên bạn đi làm vậy, một môi trường hoàn toàn mới với những con người hoàn toàn xa lạ, lịch sinh hoạt bị xáo trộn và phải tuân theo sự chỉ đạo của các “sếp” đầy uy lực. Bạn sẽ mất bao lâu để thích nghi với công việc mới? 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng?

Bé cũng vậy! Bé cần thời gian để làm quen với môi trường mới, với các “đồng nghiệp” mới, với các “sếp” cô giáo và với lịch “làm việc” ăn ngủ chơi học mới. Vì vậy, tốt hơn hết bạn hãy tắt màn hình camera đi, hãy để lại số điện thoại liên lạc của bạn cho cô giáo để nếu có gì “nghiêm trọng”, cô sẽ gọi thông báo với bạn, và hãy cho cả bạn và con một khoảng thời gian để thích nghi với sự thay đổi, có thể là 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng. Đừng đòi hỏi rằng con sẽ làm quen và vui vẻ ngay từ ngày đầu tiên, điều này là quá sức với một đứa trẻ lần đằu lạc trong một thế giới đầy lạ lẫm, xa vòng tay gia đình.

Mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ

Sau giờ học và ngày cuối tuần, bạn và gia đình hãy cố gắng dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và chơi với bé. Hãy luôn khích lệ bé, tạo cảm giác vui vẻ cho bé để bé thấy rằng việc đi học không phải là điều kinh khủng mà đơn giản đó là một thói quen hàng ngày.

Thường thì sau 1-2 tuần, bé sẽ bắt đầu quen với nề nếp mới và trở nên vui vẻ hơn, tất nhiên một số bé sẽ mất thời gian lâu hơn nhưng thường không quá 1 tháng. Nếu sau 1 tháng đi học bé vẫn khóc nhiều và tâm trạng không ổn định thì bạn hãy xem xét lại liệu bạn đã đủ quan tâm đến bé chưa? Nếu câu trả lời là có thì lúc này bạn nên xem xét thêm về trường lớp và cô giáo của con.

Mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ

Bạn cũng nên nhớ rằng việc con đi học không phải là giao hoàn toàn trách nhiệm nuôi dạy con cho cô giáo và nhà trường. Thái độ và cách đối xử, dạy dỗ của bạn ở nhà - ngược lại - lại chính là yếu tố quan trọng quyết định tới kết quả của việc bạn gửi bé đi học. Hãy cố gắng thống nhất cách cư xử và các quy tắc chung giữa ở nhà và ở trường để bé sớm đi vào nề nếp và không có những thái độ tiêu cực. Bạn cũng không nên đặt quá nhiêu kỳ vọng hoặc áp lực về sự phát triển của bé lên các cô giáo và nhà trường bởi vô tình chính những áp lực này sẽ đẩy các cô tới việc đối xử không tốt với bé hoặc gây áp lực ngược lại lên các bé. Việc đi học ở lứa tuổi mẫu giáo nên đặt sự vui vẻ và thoải mái cho bé lên ưu tiên hàng đầu, sau đó mới là các kỳ vọng về sự nề nếp, về kiến thức và sự phát triển thể chất. Một khi bé vui vẻ và thoải mái ở trường thì chắc chắn bé sẽ có sự tiến bộ về các điều còn lại mà bạn kỳ vọng. Trái lại, một em bé sợ đi học, sợ cô giáo, buồn bã và lo lắng sẽ không thể phát triển tốt dù có sự cố gắng của các cô và nhà trường tới đâu đi chăng nữa.

Đang xem: Ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý khi con đi nhà trẻ như thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger