Ba mẹ nên trò chuyện với con thân mật và cởi mở thế nào?

Ba mẹ nên trò chuyện với con thân mật và cởi mở thế nào?

Ba mẹ nên trò chuyện với con thân mật và cởi mở thế nào?

Là những cuộc trò chuyện với con thật sự khi cha mẹ và con cái bình đẳng và thoải mái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và kinh nghiệm cho nhau, không phân biệt ngôi thứ. Trẻ có thể nói ra những suy nghĩ của mình mà không sợ bị chỉ trích, quy kết hay lên án. Về phía cha mẹ, đây là buổi trao đổi với con cái giống như chúng ta nói chuyện với bạn bè chứ không phải thuyết giảng một chiều. Sau đây là một vài điểm quan trọng cần lưu ý nếu bạn thật sự muốn có một cuộc nói chuyện có ý nghĩa với con, để rồi sau đó cả bạn lẫn con bạn đều cảm thấy gần gũi và yêu thương nhau hơn.

Nhìn vào mắt con

Dù đang trò chuyện với con hay đang lắng nghe, bạn hãy luôn nhìn vào mắt con. Điều đó cho con bạn biết rằng cha mẹ thành thật muốn ở bên con cái và lắng nghe mọi ý kiến của chúng. Chú ý đừng nhìn đi chỗ khác, nhìn trộm hoặc trợn mắt (khi con bạn nói điều gì mà bạn không đồng ý), vì những biểu hiện này chứng tỏ bạn không quan tâm đến ý kiến hay cảm nhận của chúng.

Nhìn vào mắt con

Chú tâm hoàn toàn

Một cuộc trò chuyện với con chỉ thành công khi mỗi bên chú tâm 100%. Hãy lắng nghe bằng toàn bộ cơ thể mình! Nhiều bậc cha mẹ vừa nghe con nói vừa làm việc khác như xem tivi hoặc nghĩ đến một chuyện gì khác. Cũng đừng tỏ ra lơ đễnh mà hãy chú tâm hoàn toàn vào những gì đang diễn ra. Nếu bạn đang bận, hãy nói rằng bạn cần hoàn thành công việc trước khi tập trung cho câu chuyện.

Đặt câu hỏi với ngữ điệu quan tâm và muốn tìm hiểu 

Giọng điệu trong trò chuyện với con vô cùng quan trọng vì nó chuyển tải thông điệp thật sự của người nói hơn là lời lẽ mà họ dùng. Bạn hãy đặt ra những câu hỏi với giọng điệu quan tâm thành thật. Đáng tiếc, nhiều bậc phụ huynh không nhận ra rằng họ có khuynh hướng đặt câu hỏi với giọng điệu “hình sự” kiểu như, “Thế hôm nay con làm gì?”, “Con đã làm bài xong chưa?” hay “Con nghĩ gì mà làm như vậy?” Khi trẻ cảm thấy mình như đang ngồi trên “ghế nóng” của tội nhân, chắc chắn chúng sẽ không chịu hé miệng.

Đặt câu hỏi với ngữ điệu quan tâm và muốn tìm hiểu

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu!”

Trẻ sẽ cảm thấy thật sự được thấu hiểu và yêu thương khi chúng ta biểu lộ sự cảm thông đúng nghĩa. Khi nói chuyện với chúng, bạn hãy học cách lắng nghe và biểu lộ sự đồng cảm. Không gì có thể khiến một đứa trẻ cảm động như khi có một người lắng nghe với tất cả tấm lòng và hiểu được thế giới nội tâm của chúng.

Tránh ngắt lời hay lên án suy nghĩ của con trẻ

Nhiều bậc cha mẹ thường trực ý nghĩ rằng, trách nhiệm của họ là phải tìm ra vấn đề của con và đưa vào chúng vào khuôn phép ngay tức thì. Do đó, khi cảm thấy con cái nói gì không xuôi tai, họ bèn ngắt lời, “chặn họng” chúng bằng những đánh giá chủ quan hay kịch liệt lên án suy nghĩ của chúng. Ví dụ: “Sao con có thể nghĩ như vậy được, thật dại dột”, “Lần này con lại gây ra chuyện gì nữa đây”. Cuộc nói chuyện chỉ có ý nghĩa thật sự cho cả cha mẹ lẫn con cái khi đứa trẻ cảm thấy chúng được tự do bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không sợ bị đánh giá, phê phán. Bạn hãy để dành ý kiến phản hồi của mình vào lần khác, không việc gì phải nôn nóng cả.

Tránh ngắt lời hay lên án suy nghĩ của con trẻ

Đừng khuyên bảo hay áp đặt ý kiến

Bạn hãy kềm chế đừng đưa ra lời khuyên giáo điều hay áp đặt ý kiến võ đoán của mình vội. Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy việc này rất khó khăn bởi vì họ có sẵn thói quen nói cho con cái nghe chứ không phải điều ngược lại. Khi chúng ta cứ tới tấp đưa ra lời khuyên hay “ý kiến cuối cùng” theo kiểu bề trên, trẻ sẽ nghĩ rằng, “Thật ra, ba mẹ đâu muốn nghe suy nghĩ và cảm giác của mình, họ chỉ muốn kiểm soát mình và bảo mình phải làm theo ý họ”. Một lần nữa, hãy dành lời khuyên quý báu của bạn vào dịp khác, còn vào lúc này hãy thực hiện phương châm lắng nghe và thấu hiểu.

Hãy xin phép trước nếu bạn muốn đưa ra lời khuyên

Nếu việc cần kíp và bạn muốn hướng dẫn con cái cho “nóng sốt”, trước hết bạn phải chắc chắn rằng chúng đang trong tâm trạng có thể tiếp nhận lời khuyên, và sau đó bạn hãy xin phép được nói lên quan điểm của mình. Nhiều bậc cha mẹ nghe đến khái niệm “xin phép” con cái trước khi phát biểu ý kiến thì phản ứng dữ dội, “Chuyện ngược đời, tôi đẻ ra chúng mà tôi lại phải xin phép chúng để nói lên ý kiến của mình ư? Không đời nào!”

Đúng là bạn có quyền ra lệnh, bảo ban con cái trong bất cứ chuyện gì mà không cần xin phép gì hết. Nhưng nếu bạn đã “ra luật chơi” là trong những cuộc nói chuyện kiểu này, cả hai bên đều bình đẳng và nếu điều bạn mong muốn là tạo không khí thoải mái cho trẻ dễ tiếp nhận, thì xin thưa với bạn, “xin phép phát biểu ý kiến” là một mẹo đã được các nhà tâm lý học chứng minh là hết sức hiệu nghiệm. Trẻ sẽ cảm động rưng rưng khi thấy mình cũng quan trọng và độc lập như người lớn. Sau đó thì sao? Có đến 99% khả năng chúng sẽ chăm chú lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bạn một khi bạn cho chúng cơ hội lựa chọn đồng ý lắng nghe bạn (bằng cách “xin phép” chúng trước).

Hãy xin phép trước nếu bạn muốn đưa ra lời khuyên

Hãy sử dụng câu bắt đầu bằng ngôi thứ nhất (ba, mẹ) thay vì ngôi thứ hai (con)

Những lời góp ý sẽ dịu đi giọng điệu chỉ đạo hoặc phê phán rất nhiều nếu bạn sử dụng ngôi thứ nhất thay vì ngôi thứ hai. Những câu như “Ba nghĩ là...”, “Mẹ cảm thấy ...” hay “Tất cả những gì mẹ mong muốn cho con là...” dễ được đối tượng tiếp nhận hơn là những câu “Con phải ...”, “Con nên ...”. Đó là vì những câu bắt đầu bằng cụm từ “con phải”, “con nên” mang hàm ý khiển trách hay chỉ thị trong khi những câu bắt đầu bằng ngôi thứ nhất chuyển tải suy nghĩ và cảm xúc của bạn một cách trung hòa hơn.

Một cách khác để thắt chặt sự thân thiết, ba mẹ có thể mua đồ chơi thông minh cho trẻ, là một phần thường xứng đáng thể hiện tình yêu thương của ba mẹ.

Đang xem: Ba mẹ nên trò chuyện với con thân mật và cởi mở thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger