Bạn làm gì nếu con đương đầu với những cám dỗ và khó khăn?

Bạn làm gì nếu con đương đầu với những cám dỗ và khó khăn?

Bạn làm gì nếu con đương đầu với những cám dỗ và khó khăn?

Trong thế giới đất chật người đông này, không chỉ người lớn mà con cái chúng ta cũng phải chịu áp lực và đối mặt với nhiều vấn đề. Làm thế nào đạt toàn điểm giỏi, đậu vào trường danh giá để làm mát mặt cha mẹ? Làm thế nào để nói “không” với đứa bạn mời lên mạng chat hàng giờ hoặc so tài với nó trong một trò chơi? Kể ra vấn đề của con trẻ cũng không nhỏ như người lớn chúng ta vẫn nghĩ đâu. Trong khi đó, thay vì ở bên con cái làm chỗ dựa cho chúng, đa số các bậc phụ huynh bị cuốn vào vòng xoáy cơm-áo-gạo-tiền. Nếu cha mẹ hay gia đình không trở thành tổ ấm để trẻ quay về chia sẻ và thổ lộ những khó khăn, nếu con đương đầu với những cám dỗ thì nhiều nguy cơ đến một ngày kia tất cả sẽ bùng nổ như trong một vở bi kịch.

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu mong muốn và suy nghĩ của trẻ

Bậc cha mẹ nào lại không biết mình mong muốn gì cho con cái. Ý muốn đó bắt đầu từ lúc đứa con tượng hình trong bụng mẹ, “Con mình sẽ là đứa thông minh ngoan ngoãn, lớn lên nó sẽ...”. Nhưng mong muốn trong đầu là một chuyện, xắn tay áo lên để biến mong muốn đó thành hiện thực lại là chuyện khác.

Đầu tiên, để hòa nhập vào thế giới tuổi teen và giúp đỡ chúng, ta cũng phải hiểu trẻ mong muốn gì từ người lớn, vấn đề gì chúng thường vấp phải trong học tập, trong các mối quan hệ gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Hãy lắng đọng một chút và dành vài phút để viết ra những gì mà bạn nghĩ là con mình mong muốn nhất. Bạn nghĩ chúng muốn gì và cần gì từ những người mà chúng biết là yêu
thương mình nhất?

Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu mong muốn và suy nghĩ của trẻ

Hiểu vấn đề của con trước khi giang tay giúp đỡ

Để có thể động viên, giúp đỡ con cái giải quyết các vấn đề chúng gặp phải trên con đường vươn lên trong học tập hay cuộc sống, ta phải thật sự hiểu rõ những rắc rối này. 

Hiểu vấn đề của con trước khi giang tay giúp đỡ

Giải quyết "vấn đề gốc rễ" chứ không phải "triệu chứng bên ngoài"

Thật trớ trêu, một số vấn đề phổ biến mà cha mẹ NGHĨ rằng con mình đang gặp phải lại không phải là bản chất vấn đề mà chỉ là biểu hiện bên ngoài. Vì thế, dù họ có làm gì đi nữa vẫn không thể hóa giải được vấn đề đó. Để giải quyết tận gốc một vấn đề, bạn phải truy tìm “gốc rễ sâu xa” của nó chứ không chỉ tập trung vào “chữa cái ngọn”.

Ví dụ, việc một cậu trai lười học (biểu hiện bên ngoài) có thể có những lý do khác nhau (nguyên nhân sâu xa). Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp.

Lý do 1: Cậu học hành chăm chỉ nhưng kết quả thi vẫn kém hơn bạn bè. Cậu đi đến kết luận là mình ngu hơn người, có học mấy cũng chẳng nên cơm cháo gì. (Trong trường hợp này, vấn đề thật sự nằm ở niềm tin tiêu cực vào bản thân – tự cho mình kém cỏi – và không có phương pháp học tập hiệu quả, nên học chăm mà kết quả vẫn kém).

Lý do 2: Cậu luôn cho rằng mình bị thầy cô ở trường “chiếu bí” hoặc “đì”, và do đó, cậu chống đối lại thầy cô và nhà trường bằng cách không học hoặc học quấy quá cho xong. (Nguyên nhân nằm ở chỗ cậu có mối quan hệ không tốt với thầy cô).

Lý do 3: Trong gia đình, cha mẹ cậu chỉ chú ý đến con khi cậu làm những việc sai trái. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, cha mẹ sẽ không hỏi tới cậu chứ đừng nói gì đến việc quan tâm đến cậu. (Nguyên do là vì nhu cầu cảm xúc của cậu không được đáp ứng và cậu cần làm một việc gì đó để nhận được sự quan tâm).

Lý do 4: Cậu đau khổ vì mối quan hệ với bạn gái đổ vỡ nhưng điều này cha mẹ cậu không biết. Mang nỗi đau này, cậu cảm thấy tất cả mọi chuyện với mình là vô nghĩa và không còn muốn học hành gì nữa. (Trong trường hợp này, nguyên nhân là do cậu có cảm xúc tiêu cực gây ra bởi một người khác).

Giải quyết

Danh sách các nguyên nhân cho cùng một “triệu chứng” (lười học) có thể tiếp tục kéo dài
vì mỗi đứa trẻ có tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Bạn sẽ nhận ra rằng, khi bạn bắt đầu tìm
ra nguyên nhân thật sự của một hành vi (biểu hiện bên ngoài) nào đó, bạn sẽ có được một loạt
các giải pháp hợp lý để giải quyết tận gốc vấn đề. Hãy suy nghĩ về việc này: nếu bạn kết luận
rằng con bạn đơn thuần là lười biếng và trừng phạt tội lười biếng của nó thì bạn sẽ không bao
giờ giải quyết được vấn đề.

Đang xem: Bạn làm gì nếu con đương đầu với những cám dỗ và khó khăn?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger