Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Phụ huynh Do Thái nghĩ rằng, mối quan hệ giữa người và người cũng là một quá trình sản xuất, nó giống như tri thức, đều có thể chuyển hóa thành hiệu quả và lợi ích thực tế, có thể thay đổi số phận con người. Vì vậy bạn nên huấn luyện khả năng giao tiếp của con ngay từ khi còn nhỏ.

Bí quyết thứ nhất

Các bậc cha mẹ cần tạo dựng một môi trường cởi mở trong gia đình. Nếu chúng ta không bỏ lỡ thời cơ cho con em mình tự trải nghiệm các mối quan hệ xã hội từ khi chúng mới bắt đầu hoạt động giao tiếp xã hội, thì có thể phòng tránh những biểu hiện ngại giao tiếp của con. Bản thân cha mẹ thiếu tiếp xúc xã hội ở một mức độ nhất định cũng làm hạn chế cơ hội kết giao của trẻ và điều đó cũng liên quan đến việc trẻ ngại giao tiếp.

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Bí quyết thứ hai

Hãy cho một đứa trẻ giao tiếp tốt làm mẫu, thể hiện các kỹ năng giao tiếp xã hội như: mỉm cười, chia sẻ tâm tư tình cảm với người khác, hành động tiếp xúc thân thể mang tính tích cực, ngợi khen... để những đứa trẻ hướng nội, giao tiếp kém bắt chước theo giúp giao tiếp của con cải thiện. Trẻ càng làm giống người mẫu thì hiệu quả càng cao.

Bí quyết thứ ba

Cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con một cách thường xuyên, đều đặn. Các bậc cha mẹ bắt buộc phải "dạy cho" con em mình một số kỹ năng giao tiếp xã hội như: tham gia hoạt động vui chơi cùng người khác, cách ứng xử thân thiện với bạn bè, chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn như thế nào, quan tâm, giúp đỡ và cảm thông với bạn như thế nào. Cha mẹ cần thường xuyên giảng giải cho con trẻ hiểu, chúng nên nói gì, biểu lộ tình cảm và động tác như thế nào khi gặp những tình huống trên, điều này có hiệu quả hơn nhiều so với việc cha mẹ chỉ đơn thuần cho trẻ bắt chước người khác.

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Bí quyết thứ tư

Phụ huynh nên chú ý dành nhiều lời khen cho những "hành vi tốt" của con phù hợp với chuẩn mực xã hội như, hành vi chia sẻ và hợp tác; nhưng tuyệt đối không ủng hộ trẻ khi chúng có những "hành vi không tốt" như: thích công kích, chơi một mình, không coi ai ra gì. Câu chuyện "Khổng Dung nhường lê" nổi tiếng thời cổ của Trung Quốc là một ví dụ thực tế rất hay. Khi nhà có đổ ăn ngon, cha mẹ có thể để trẻ làm người chia phần; khi trẻ có cơ hội chơi cùng mọi người, cha mẹ nên khuyến khích trẻ nghĩ tới người khác, chia sẻ đổ chơi với các bạn... 
 

Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

 

Đang xem: Bí quyết làm thầy huấn luyện giao tiếp của con

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger