Cách dạy con kỹ năng tự xử lý tình huống khi còn nhỏ

Cách dạy con kỹ năng tự xử lý tình huống khi còn nhỏ

Cách dạy con kỹ năng tự xử lý tình huống khi còn nhỏ

Kỹ năng tự xử lý tình huống là kỹ năng quan trọng để bé trở thành một con người độc lập. Trẻ cần nghiêm túc học kĩ năng này để có thể xây dựng lòng tự tin và hiểu ý nghĩa của "trách nhiệm" và "thất bại".

Khi con bị ngã

“Đánh chừa này” là câu nói tôi luôn được nghe thấy vào ngày bé khi bị ngã nhưng tôi không bao giờ sử dụng câu nói đó với con. Tại sao con chạy quá nhanh nên bị vập đầu vào cạnh bàn thì lỗi là tại cái bàn? Tại sao khi con không chịu đi dép nên khi đi trên sàn trơn bị trượt chân thì lỗi là tại cái sàn trơn? Người có lỗi là con, vì sao lại bắt những đồ vật không thể thanh minh sự trong sạch chịu trách nhiệm? Tôi muốn và cần con học được cách tự chịu trách nhiệm đối với lỗi lầm của mình gây ra.

Đầu tiên tôi dạy con cách tự bảo vệ bản thân. Sau đó, mỗi khi con ngã, dựa vào tiếng va đập để đánh giá tình trạng “nặng” - “nhẹ” của cú ngã. Đầu tiên luôn là quan sát xem con có tự đứng dậy được không, nếu con cứ ngồi đó “ăn vạ” tôi khích lệ con: “Sâu đứng dậy nào, Sâu rất dũng cảm mà” - “Để mẹ xem xem con có tự đứng dậy được không nào”. Sau khi tự đứng dậy, nếu con vẫn tiếp tục mếu máo tôi sẽ nhẹ nhàng giải thích cho con biết rằng ai là người chịu trách nhiệm cho cú ngã vừa rồi: “Tại con chạy nhanh quá nên bị ngã đấy, lần sau con phải cẩn thận nhé”. Rồi thôi, chuyển sang chủ đề khác hoặc để con tự suy ngẫm. Nếu con ngã đau, tôi vẫn khích lệ con tự đứng dậy rồi sẽ ra xoa dịu vết thương cho con, vừa xoa tôi vừa giải thích lí do con bị ngã kèm thêm những câu trêu chọc nhẹ nhàng để bạn quên đi cái đau: “Sâu không cẩn thận nên bị ngã đấy. Ngã vào em tường làm em tường đau quá. Có khi xước mất tường của mẹ rồi đấy!”. Thế là bạn quên đau, chăm chú dò xem có cái vết xước ở trên tường không. 

Khi con bị ngã

Chỉ là một cú ngã thôi, rất đơn giản, nhưng dạy con cách tự đứng dậy và tự nhìn nhận lỗi của mình có lợi ích:

  • Con học cách tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm, học được về lòng tự trọng.
  • Bồi dưỡng tinh thần tự lực của bản thân: Khi con vấp ngã, con tự mình đứng dậy. Sau này, khi con gặp thất bại trong cuộc sống con cũng sẽ có đủ dũng khí để đứng lên làm lại từ đầu.
  • Bồi dưỡng dũng khí vượt qua khó khăn: Khi mới tập đi, trẻ thường bị ngã, có nhiều bé vì thế rất sợ đi, đi được vài bước là bám chặt mẹ sợ ngã và mẹ thì chăm chăm dùng mọi cách bảo vệ con khỏi bị ngã. 

Khi trẻ bị bạn bắt nạt

Thông thường khi bị bạn bắt nạt, cha mẹ thường dỗ dành và an ủi con rằng: “Không sao, bạn đùa con thôi mà” hoặc “Bạn không cố ý” đê con chấp nhận điều đó. Điều bạn làm không sai, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ dạy con tự an ủi mình, sau này khi bị bạn đánh, con cũng sẽ chỉ biết chịu đau và không khóc mà không có hành động gì ngăn chặn bạn. Đối với những bé nhạy cảm, đây có thể trở thành một trở ngại về tâm lý cho bé, khiến bé ngại tiếp xúc và va chạm với bạn bè. Tuy nhiên, nếu bạn dạy bé phản kháng bằng cách đánh trả thì lại khiến con có tư tưởng bạo lực, luôn phải “ăn miếng trả miếng” trong mọi tình huống.

Bạn có nghĩ rằng, nên dạy con cách tự vệ? Một đứa trẻ biết cách tự vệ sẽ không sợ bị bắt nạt và cũng không có tâm lý ăn thua đến cùng, chỉ đơn giản học cách xử lý tình huống để ngăn chặn bản thân bị đau và cũng không làm tổn thương bạn.

Khi trẻ bị bạn bắt nạt

Cách dạy con tự xử lý tình huống bị bắt nạt

Nếu bạn có mặt khi con bị đánh. Con chạy ra mách, an ủi con xong NGAY LẬP TỨC bạn hãy dạy con cách phòng bị. Nếu con chưa biết nói hãy dạy con sử dụng hành động, nếu con đã biết nói dạy con sử dụng hành động kèm lời nói. Nếu như con bị bạn bắt nạt ở lớp, yêu cầu cô giáo của con hướng dẫn con NGAY SAU KHI bị bạn bắt nạt. Ví dụ, khi bạn Sâu được 19 tháng đi học bị một bạn lớn tuổi hơn cắn tím cả tay. Khi cô giáo thông báo cho tôi, tôi có yêu cầu cô nếu lần sau con bị bạn cắn, sau khi an ủi con cô hãy NGAY LẬP TỨC dạy con tự về bằng cách, khi bạn đến gần có dấu hiệu muốn cắn con hãy đưa tay ra ngăn bạn và nói: “Không được cắn tớ”. Về nhà, tôi lại dạy con một lần nữa, dù không cần thiết lắm vì có khi bé có thể quên mất rồi. Kết quả là sau khi dạy, lần sau khi bạn đó có ý định cắn Sâu, Sâu đã có hành động giơ tay ra chặn bạn lại, bạn thấy bị chặn cũng tiu nghỉu và từ đó chưa thấy con bị cắn lại.

Khi tranh chấp với bạn

Khi thấy con đang tranh giành đồ chơi với bạn, bố mẹ thường làm gì? Thường là hai bên bố mẹ sẽ chạy ra và khuyên nhủ hai “đương sự” rồi, có những trường hợp hai “đương sự” ra về không hề hấn gì, nhưng có những trường hợp chính sự can thiệp của bố mẹ lại gây ra sự ấm ức cho cả hai bên.

Mỗi cha mẹ đều có cách giải quyết và lí lẽ khác nhau, nhưng trừ các tình huống nguy hiểm đến tính mạng và bất khả kháng, khi con gặp phải vấn đề gì, xin các phụ huynh đừng chạy đến và giải quyết hộ con ngay tắp lự, hãy dừng lại và chờ đợi để xem con có thể tự giải quyết được không. Năm phút đối với bạn có thể chẳng là gì cả nhưng với trí não nhỏ bé của con, năm phút có thể là cả một bước tiến dài về trí thông minh, kĩ năng và sự tự tin.

Khi tranh chấp với bạn

Trên đây chỉ là một vài tình huống các bé từ 0 - 3 tuổi có thể gặp phải, con càng lớn các vấn đề con cần phải đối mặt sẽ càng nhiều và phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự tin tưởng của cha mẹ, và sự độc lập đã được rèn luyện từ khi mới sinh sẽ là tiền đề tốt để con có thế đương đầu với khó khăn và chấp nhận thử thách với kỹ năng tự xử lý tình huống

Đang xem: Cách dạy con kỹ năng tự xử lý tình huống khi còn nhỏ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger