Cách dạy con song ngữ hiệu quả: Cho con học song song khi còn bé

Cách dạy con song ngữ hiệu quả: Cho con học song song khi còn bé

Cách dạy con song ngữ hiệu quả: Cho con học song song khi còn bé

Trẻ trong độ tuổi 0 – 3 tuổi, các tuyến tế bào não vẫn chưa phát triển hết. Điển hình nhất về giáo dục sớm cho trẻ tuổi ấu thơ là việc các bé có thể nhớ được một lúc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Thậm chí quan điểm của tôi là đối với trẻ dưới 3 tuổi dù bạn dạy đồng thời mấy thứ tiếng đi nữa, trẻ vẫn có khả năng tiếp thu được. Có nhiều bàn cãi xung quanh vấn đề cách dạy con song ngữ. Một trong số phản biện được đem ra tranh cãi lâu nhất là, liệu dạy ngoại ngữ cho một đứa trẻ nói tiếng mẹ đẻ còn chưa sõi thì có dẫn đến đến tình trạng xôi hỏng bỏng không, cuối cùng tiếng mẹ đẻ cũng nói không chuẩn không.

Nếu chờ biết tiếng mẹ đẻ rồi mới dạy tiếng nước ngoài thì quá muộn

Những người mang mối hoài nghi về cách dạy con song ngữ. có lẽ vì họ nghĩ đến sự khó khăn của họ khi học nhiều ngôn ngữ một lúc, hoặc nghe thấy thứ tiếng Nhật không chuẩn người nước ngoài vẫn nói trên tivi. Họ lo lắng và nghĩ người nước ngoài nói tiếng Nhật không chuẩn thì nghe đáng yêu, nhưng nếu con mình học cùng lúc cả tiếng Nhật và tiếng nước ngoài như thế nhỡ may đầu óc bị loạn, dẫn đến cách nói ngọng kia thì quả là nan giải. Mà quả thật nhìn thấy thực trạng giới trẻ Nhật ngày nay bị phê phán nhiều vì dùng tiếng mẹ đẻ – tiếng Nhật sai có lẽ càng khiến họ thêm phần nghi ngại.

Nếu chờ biết tiếng mẹ đẻ rồi mới dạy tiếng nước ngoài thì quá muộn

Tuy nhiên, tôi khẳng định, các bạn không cần thiết phải bận tâm lo lắng đến những điều đó. Sở dĩ, người lớn chúng ta gặp khó khăn khi học một lúc nhiều ngoại ngữ vì khi lớn rồi chúng ta mới bắt đầu học. Còn đối với trẻ con điều này hoàn toàn không giống chút nào. Người nước ngoài nói tiếng Nhật ngọng cũng tương tự thế, vì khi lớn lên mới học nhờ vào nỗ lực của bản thân. Còn vấn đề giới trẻ hiện nay dùng tiếng Nhật lộn xộn thì nên xem lại phương pháp giảng dạy chữ quốc ngữ của ngành giáo dục, chứ hoàn toàn không liên quan đến việc học hai ngoại ngữ cùng một lúc. Ngược lại, đúng hơn là nhờ học hai ngoại ngữ cùng một lúc nên có thể nhận ra đặc trưng của tiếng Nhật và hiểu
kỹ hơn.

Có vô vàn ví dụ thực tế về những người sau khi sinh được vài tháng được dạy hai ngoại ngữ trở lên, sau trở thành những người có khả năng ngôn ngữ xuất sắc. Anh Satoshi là con trai của phu nhân Shinika nghiên cứu về ngôn ngữ học ở Hawai. Khi vừa chào đời, anh đã được bắt chuyện ngay bằng cả tiếng Anh, tiếng Phần Lan, tiếng Nhật. Khi được 4 tháng tuổi, anh đã có thể phân biệt được ba thứ tiếng này với các ngôn ngữ khác, hơn nữa còn nhanh nói sõi các thứ tiếng đó hơn so với những đứa trẻ chỉ được học một thứ tiếng. Các báo cáo của các bà mẹ thành viên nghiên cứu cũng cho thấy phát âm tiếng Anh của những đứa trẻ vừa sinh ra đã được cho nghe tiếng Anh chuẩn hơn nhiều so với cả cha mẹ đã có thời gian học tiếng Anh trên 10 năm, khiến cha mẹ có muốn theo cũng không kịp. Những đứa trẻ này chỉ có một “vấn đề rắc rối” là trong tiệc sinh nhật trường tổ chức, khi hát bài “Happy birthday to you”, bao giờ phát âm chữ birthday của các em cũng chuẩn hơn, khác so với cách phiên âm sang tiếng Nhật, do đó, những lúc đó các em đều phải chịu khó thay đổi lại cho khớp với mọi người. Những mẩu chuyện như thế càng cho thấy phát âm của những đứa trẻ đó người Nhật còn lâu mới theo kịp.

Nếu chờ biết tiếng mẹ đẻ rồi mới dạy tiếng nước ngoài thì quá muộn

Với trẻ con thì càng học ngoại ngữ sớm càng tốt

Vì thế, với trẻ con thì càng học ngoại ngữ sớm càng tốt, nói cách khác, được cả xôi lẫn bỏng. Còn nếu đầu tiên chỉ dạy trẻ một ngôn ngữ, thì bộ não sẽ bị đóng khung với thứ ngôn ngữ đó, sau này dạy ngôn ngữ mới cũng không thể tiếp thu vào đầu một cách trọn vẹn. Thế nên mới nói, nếu chờ đến khi biết nói tiếng mẹ đẻ rồi mới dạy ngoại ngữ thì đã muộn, cách dạy con song ngữ càng sớm càng tốt.

Với trẻ con thì càng học ngoại ngữ sớm càng tốt

Điều này không giới hạn chỉ trong việc học ngoại ngữ mà trong nhiều lĩnh vực khác cũng đúng. Ví dụ, anh Ishi Iisao – nhà giáo dục chữ Hán mà tôi đã giới thiệu ở phần trước cho biết, những em học sinh lớp 1 được dạy chữ Hán ngay từ đầu thì khi lên lớp 3 có khả năng đọc viết, khả năng đọc văn bản có
chữ Hán ưu tú mà các anh chị lớp 6 cũng không thể theo kịp. Ngược lại, nếu theo phương châm của Bộ Giáo dục là phải dạy chữ mềm, chữ cứng trước rồi mới dạy đến chữ Hán, thì sau này các em rất khó tiếp thu chữ Hán, bởi vì ảnh hưởng của chữ mềm chữ cứng ban đầu lên não quá sâu rồi. Dẫn đến kết quả kỳ lạ là sau đó dù các bài kiểm tra chữ Hán vẫn được điểm cao, nhưng khi viết văn hay khi chép bài giảng các em vẫn không thể viết bằng chữ Hán một cách thành thạo. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, vì các em chưa luyện tập nhiều nên mới thế, nhưng riêng việc phải đổ sức luyện tập nhiều mới nhớ đấy đã cho thấy việc dạy chữ Kana(*) từ đầu khiến nó thành một thói quen, mới chính là trở ngại thực sự trên con đường học chữ Hán của các em.

Ở Mỹ, người ta cũng thử nghiệm cho em bé tập trượt băng ngay khi bé bắt đầu chập chững tập đi. Kết quả cho thấy, so với việc bắt đầu sau khi đã biết đi thì bắt đầu sớm như thế tiến bộ nhanh hơn rất nhiều. Cũng giống như sắt, nếu bạn đập để rèn nó trong khi còn nóng thì sẽ thành được hình dạng bạn muốn, còn nếu để cho nguội cứng rồi mới rèn thì liệu có thể thành được cái gì?

Đang xem: Cách dạy con song ngữ hiệu quả: Cho con học song song khi còn bé

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger