Cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý con cái?

Cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý con cái?

Cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý của con?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên chứng kiến cha mẹ cãi vã có thể khiến con cái gặp phải những vấn đề tâm sinh lý của con nghiêm trọng. Cho dù mối quan hệ vợ chồng có yên bình đến đâu thì cũng khó tránh khỏi những lúc cãi vã. Tuy nhiên, nếu bất đồng thường xuyên xảy ra thì đây thực sự là vấn đề lớn, đặc biệt với những gia đình có trẻ con

Tại sao cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của con?

Khi hòa giải những cuộc cãi lộn của các gia đình ta thường hay nghe câu: “Bây giờ con còn nhỏ, chứ sau này nó lớn lên, biết phân biệt rồi thì thế nào? Trước khi con lớn lên và hiểu chuyện, vợ chồng hãy giải quyết cho xong những khúc mắc này đi”. Người nói câu này thường là các cụ già đã về hưu sống trong khu chung cư, chuyên hòa giải cho các đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, nói như vậy vẫn còn chưa thấu triệt. Bởi vì, nếu thực sự nghĩ cho đứa trẻ, thì đã không nói “vì đứa trẻ còn nhỏ nên không sao”, mà sẽ phải nói “chính vì đứa trẻ còn nhỏ nên càng không được để xảy ra xung đột”.

Tôi đã nói nhiều rằng, môi trường gia đình cho đến lúc đứa trẻ 3 tuổi có ảnh hưởng mang tính quyết định đến tương lai sau này của đứa trẻ. Vấn đề giữa hai vợ chồng, vấn đề giữa người lớn với nhau không phải là ngoại lệ. Người lớn thường dễ mắc sai lầm là nghĩ đứa trẻ còn nhỏ, chưa biết nói thì không hiểu được các vấn đề phức tạp như mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Thậm chí khi vợ chồng bất hòa còn lôi đứa trẻ vào cuộc, tạo ra không khí căng thẳng khiến đứa trẻ đứng ở giữa chịu trận. Điều này giống như hai cái cột trực tiếp chống đỡ đứa trẻ lúc nào cũng trong tình trạng rung bên này lắc bên kia. Dù chưa biết nói trẻ vẫn sẽ cảm thấy ngột ngạt và bất an khi sống trong bầu không khí gia đình như vậy.

Tại sao cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của con?

Những ảnh hưởng đến con nhỏ khi cha mẹ xung đột

Theo câu chuyện của bác sĩ nhi khoa hàng đầu Tomio Ogata, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình thường xuyên có xung đột giữa bố mẹ có nguy cơ mắc các chứng nói ngọng và đái dầm cao hơn hẳn. Đặc biệt là giai đoạn 1 – 2 tuổi khi trẻ bắt đầu tập nói, vốn từ vựng còn ít ỏi, nếu xảy ra bất hòa trong gia đình thì triệu chứng sẽ không giảm mà càng ngày càng nặng hơn. Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Asahi gawa phần lớn triệu chứng bệnh dạ dày của các bệnh nhân nhi khoa đều xảy ra ở những em có gia đình bất hòa hay trong gia đình mọi người ít nói chuyện với nhau. 

Chúng ta nhìn từ bên ngoài sẽ không thể nhận ra được những vệt tối mà người lớn đã tác động vào tâm hồn đứa trẻ. Nhưng những vết thương lòng đó lâu dần sẽ hiện ra dưới các dạng bệnh tâm lý. Đó giống như một cách phản đối không lời của những đứa trẻ dành cho bậc làm cha mẹ. Hai vợ chồng bất hòa thì bản thân hai người cũng không vui vẻ gì, tự làm tự chịu, việc đó hai người phải chịu trách nhiệm. Nhưng người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, không phải là hai người, mà là đứa trẻ vô tội. Hãy khắc ghi trong lòng rằng tình yêu thương, sự đồng cảm giữa cha và mẹ có tác động sâu sắc tới con.

Những ảnh hưởng đến con nhỏ khi cha mẹ xung đột

Đồng thời khi đứa trẻ còn nhỏ vợ chồng cãi nhau cũng sẽ để lại hậu quả nặng nề đến tâm sinh lý của con. Vì vậy, mượn cách nói của các cụ hòa giải ở trên, tôi nói lại cách khác là: Trước khi đứa trẻ chào đời, hãy làm xong, hãy giải quyết dứt điểm các rắc rối của hai vợ chồng đi. Cha mẹ hãy tạo nên môi trường yêu thương và đầm ấm để giúp con phát triển toàn diện. Bạn nghĩ sao khi gia đình cùng nhau chơi một trò chơi với con để gắn kết tổ ấm? Hãy tham khảo tại đồ chơi bé trai để tìm mua nhưng món đồ chơi phù hợp với con nhé!

Đang xem: Cha mẹ cãi nhau ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý con cái?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger