Giai đoạn ARA của trẻ là gì? Ba mẹ cần có những lưu ý như thế nào?

Giai đoạn ARA của trẻ là gì? Ba mẹ cần có những lưu ý như thế nào?

Giai đoạn ARA của trẻ là gì? Ba mẹ cần có những lưu ý như thế nào?

Ba mẹ đã từng nghe đến giai đoạn ARA khi cho bé theo nếp sinh hoạt EASY hay chưa? Vậy giai đoạn ARA của trẻ là gì? Ba mẹ cần có những lưu ý như thế nào? Hãy cũng chúng tôi tham khảo bảo viết dưới đây. 

Giai đoạn ARA

ARA là viết tắt của các từ Awareness (Nhận thức mơ hồ) Rejection (Từ chối), Acceptance (Chấp nhận). Mỗi khi thay đổi nếp sinh hoạt (ví dụ từ nếp 4 giờ sang 2-3-4 hoặc từ 2 - 3 - 4 sang 5 - 6), luyện tự ngủ, giãn cữ, cai ti đêm, cai sữa thì bé đều trải qua giai đoạn ARA này. Thông thường, giai đoạn này kéo dài khoảng 1-2 tuần, có bé cá biệt lên đến 3 tuần.

Giai đoạn ARA

Để bạn hình dung cho dễ, xin lấy ví dụ việc luyện bé tự ngủ:

Ngày 1 (có thể sang cả ngày 2) là giai đoạn mơ hồ (Awareness) - bé chưa nhận thức rõ việc mình sẽ phải không có ti mẹ hay cánh tay đung đưa để hỗ trợ đi vào giấc ngủ nữa, nên khi mẹ đặt xuống, nếu căn đúng thời gian thức ngủ thì bé chỉ khóc một lúc là đi vào giấc ngủ.

Ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư (có thể kéo đến ngày thứ năm, thứ sáu) là giai đoạn từ chối hay phản kháng (Rejection) - sang ngày sau rồi vẫn thấy mẹ cắt ti hoặc mẹ không rung lẳc bé nhận ra sự thay đổi và phản kháng bằng cách khóc dữ hơn, dai dẳng hơn. Đây là thời điểm khiến các mẹ bối rối và hoang mang nhất vì sau ngày thứ nhất (hoặc thứ hai), mẹ cứ nghĩ luyện ngủ thành công rồi thì bỗng nhiên con lại như thế. Mẹ không nắm rõ sẽ sợ mình làm sai hoặc nghĩ con làm sao (nhất là về mặt tâm lý). Đây cũng là thời điểm mẹ không kiên trì, dễ bỏ cuộc nhất.

Ngày thứ sáu và thứ bảy (hoặc ngày thứ tám, thứ chín, thứ mười) là giai đoạn chấp nhận (Acceptance) - bé hiểu ra rằng gào khóc cũng không làm thay đổi quyết định của mẹ nên chấp nhận ngủ mà không cần ti hay bế, mẹ đặt vào giường bé ê a một lát là tự chìm vào giấc ngủ.

Khi bạn cho bé thay đổi bất cứ một thói quen sinh hoạt nào, bé cũng sẽ xuất hiện các giai đoạn ARA như vậy, mẹ cần tỉnh táo và kiên trì để những nỗ lực của cả mẹ và con không phí hoài vô ích.

Giai đoạn ARA

Những lưu ý dành cho ba mẹ

Bé sơ sinh thường bú vào lúc 7h - 10h - 13h - 16h - 19h và quay vòng như vậy suốt đêm (xê dịch theo thời gian bé dậy buổi sáng).

Ban ngày bé sơ sinh thức đủ 35 phút là được đặt xuống để ngủ. Đêm ăn xong đặt xuống ngay. Ban ngày các giấc ngủ của bé không nên để quá 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi để bé có thể ngủ thời gian tối đa vào ban đêm.

Thời gian chờ can thiệp mỗi khi bé khóc đòi ăn là 5 phút. Thời gian đó mẹ hãy quan sát cử chỉ, lắng nghe tiếng khóc, thậm chí ợ hơi để giải thoát khỏi cơn đau bụng, phân tích con cần gì và phản ứng kịp thời.

Bé đói, bé mệt, chán, đau bụng (rất phổ biến ở tuổi sơ sinh, mẹ cần học cách ợ hơi thật kỹ) sẽ có các tiếng khóc và cử chỉ khác nhau nên mẹ cằn học cách “liên lạc” với con để con được tôn trọng nhu cầu và tránh cho bé ăn khi bé chưa đói dẫn đên ăn kém năng suất và ăn vặt.

Mỗi bé có một tiếng khóc và cử chỉ khác nhau để liên lạc với mẹ. Mẹ thông thái hãy ghi nhớ (hay ghi chép) để thông tin lại với bé, điều này đòi hỏi mẹ quan sát và chờ đợi.
 

Những lưu ý dành cho ba mẹ

 

Đang xem: Giai đoạn ARA của trẻ là gì? Ba mẹ cần có những lưu ý như thế nào?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger