Những vấn đề trong nuôi dạy trẻ thiếu lòng tự trọng

Những vấn đề trong nuôi dạy trẻ thiếu lòng tự trọng

Những vấn đề trong nuôi dạy trẻ thiếu lòng tự trọng

Với tư cách là cha mẹ, chúng ta có “đóng góp” gì trong việc trẻ thiếu lòng tự trọng không? Thật đáng tiếc, câu trả lời là có. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ có “công lớn” trong việc khiến cho con cái hạ thấp bản thân mình. Thông thường thì khi cha mẹ có cách hành xử như sau sẽ khiến trẻ củng cố niềm tin tiêu cực rằng, “Mình thật sự chẳng bằng ai”, “Mình chỉ là đồ bỏ”.

1. Liên tục chĩa mũi dùi vào những lỗi lầm, những điểm thiếu hụt hơn là những ưu điểm và thành tích của con cái

Đứa trẻ nào cũng có những mặt được và mặt chưa được, cũng như tất cả người lớn chúng ta thôi. Những trẻ thiếu lòng tự trọng không phải chỉ vì những mặt yếu kém của chúng, mà còn bởi cha mẹ chúng chỉ thấy toàn những điểm chưa tốt nơi con mình, và thường xuyên nhắc nhở rằng chúng không ổn, chúng kém cỏi ở mặt này mặt kia. Khi con cái có biểu hiện tốt hay những thành công nho nhỏ thì họ lại không nhìn thấy, mà có thấy thì cũng coi là chuyện vặt nên không bõ công khen ngợi hay động viên lấy một câu. Nhưng họ sẵn sàng làm lớn chuyện những khi trẻ không ngoan, học chưa chăm, có thái độ chưa tốt. Nguyên nhân chính trong việc trẻ thiếu lòng tự trọng là cha mẹ thường kỳ vọng quá cao vào con cái, cho nên nếu trẻ chỉ đạt điểm 8 (trong khi mức kỳ vọng của họ là điểm 9,10) thì đối với họ điều đó chẳng có gì đáng nói cả. Hoặc cũng có một số cha mẹ lo rằng việc khen ngợi con sẽ khiến chúng trở nên kiêu căng tự phụ.

1. Liên tục chĩa mũi dùi vào những lỗi lầm, những điểm thiếu hụt hơn là những ưu điểm và thành tích của con cái

Tất nhiên, chúng ta không nên nhắm mắt làm ngơ hoặc bỏ qua mọi lỗi lầm của con cái. Thật sự, chúng ta cần phải góp ý trên tinh thần xây dựng để chúng sửa đổi. Nhưng điều không kém quan trọng là chúng ta cũng cần nhìn nhận và đánh giá cao những mặt tốt và những thành tích mà con trẻ đạt được. Đứa trẻ nào cũng có mặt tốt và mặt chưa tốt; cái được và cả cái chưa được (bản thân người lớn chúng ta cũng thế thôi). Nếu bạn biết cách tập trung và làm đậm lên những mặt tốt, điểm mạnh của trẻ, thì bạn sẽ từng bước giúp chúng phát huy tất cả những mặt tốt của mình, và một khi cái tốt có khuynh hướng khuyếch trương lấn át, thì cái chưa tốt sẽ dần dần giảm đi. Và ngược lại.

2. Chỉ trích , quy tội và “dán nhãn”

Tình hình sẽ còn tệ hơn nữa nếu các bậc cha mẹ chỉ chăm chăm trách mắng, quy kết và thậm chí “dán nhãn” nặng nề khi con trẻ phạm lỗi. “Lại thế nữa. Sao mà con hay quên đến thế!” “ Lúc nào con cũng vô trách nhiệm như thế đấy à? Biết làm gì với con đây?” Cách nói như thế hoàn toàn không có tác dụng răn đe hay giúp trẻ sửa chữa lỗi lầm mà chỉ khiến trẻ cảm thấy mình bị cha mẹ hắt hủi, bản thân mình thật tồi tệ, làm nảy sinh và củng cố niềm tin sai lầm về chúng. Đối với một đứa trẻ, bạn càng nhắc nhở rằng nó lười biếng, cẩu thả bao nhiêu thì nó càng tin chắc rằng nó là kẻ lười biếng, cẩu thả bấy nhiêu, và trong tương lai sẽ hành xử đúng với những điều nó nghĩ về bản thân mình.

Đúng thế, cách nói như vậy không những phản tác dụng mà còn có hại. Tôi mong rằng sau khi nhận thức rõ rằng đó là việc không nên làm, các bậc cha mẹ sẽ điều chỉnh lại cách nói với con trẻ.

3. Hạ thấp thành tích của con cái

2. Chỉ trích , quy tội và “dán nhãn”

Nhiều người trong chúng ta hiểu lầm về đức tính khiêm tốn, cho rằng việc ta nghĩ mình tài giỏi và tự hào về bản thân là biểu hiện thiếu khiêm tốn, vì thế mà ta thường nhún nhường cho rằng, “Tôi cũng còn nhiều điểm yếu kém lắm”. Cách nghĩ này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc nuôi dạy con. Nếu ai đó khen ngợi đứa con gái giỏi giang của bạn thì bạn thường có phản ứng như thế nào? Ví dụ, nếu có người nói với bạn (trước mặt con bạn) rằng, “Tôi nghe nói con chị làm bài thi rất tốt, cháu chắc hẳn phải thông minh, chăm chỉ lắm nhỉ?”, bạn sẽ trả lời ra sao?

Để tôi nói cho bạn một phát hiện nhé: các bậc phụ huynh người phương Tây có khuynh hướng trả lời như sau: “Vâng ... con tôi chăm học lắm” hay “Cám ơn có lời khen, quả thật cháu có nhiều thành tích tốt”. Một trong những điều có thể nâng cao lòng tự trọng của trẻ em là khi chúng được người khác khen ngợi hay công nhận, nhất là trước mặt cha mẹ mình. Đón nhận lời khen của người khác, cha mẹ càng góp phần củng cố điều đó.

Trong khi ấy, nhiều bậc cha mẹ Châu Á vì tính khiêm nhường kiểu Á Đông mà thường có thói quen bác bỏ lời khen hay chỉ ra những điểm thiếu hụt của con mình, “Có gì đâu! Nó cũng học thường thôi mà”, “Chắc là do may mắn thôi!”, “Chó ngáp phải ruồi ấy mà, chứ nó học hành cũng chểnh mảng lắm”.

Tại sao lại có những cách phản ứng khác nhau giữa hai dạng cha mẹ kể trên thì chắc bạn cũng đã rõ. Văn hóa Á Đông chú trọng vào sự khiêm nhu, khiến mỗi cá nhân lẫn đi trong đám đông. Nhiều bậc cha mẹ đề cao đức khiêm tốn và tin rằng khen ngợi con cái sẽ khiến chúng đâm ra kiêu căng. Cách nghĩ này lợi đâu chưa thấy nhưng dẫn đến hiện tượng nhiều người trẻ tuổi ngày nay mang mặc cảm thấp kém, không có được tư thế thoải mái tự nhiên khi nói về những điểm mạnh cũng như khả năng của mình trước mặt người khác. Trong môi trường học tập và làm việc toàn cầu hóa với tính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, những bạn trẻ thiếu tự tin, trẻ thiếu lòng tự trọng và không biết cách tiếp thị bản thân trước khách hàng, các ông chủ hay trong các cuộc phỏng vấn vào các trường đại học danh tiếng sẽ chịu nhiều thua thiệt.

4. Lập trình tiêu cực qua ngôn ngữ tiêu cực

4. Lập trình tiêu cực qua ngôn ngữ tiêu cực

Và đây là một tình huống khác, bạn hãy tưởng tượng đứa con trai lên hai lên ba của mình lon ton chạy đến chân cầu thang toan leo lên, phản ứng thông thường của bạn là gì?

Nhiều bậc phụ huynh Châu Á (những người có khuynh hướng bảo bọc con thái quá) sẽ cuống quýt la lên “Đi xuống ngay! Con muốn té à?”, “Lộn cổ xuống đất bây giờ”. Mặc dù cha mẹ cần phải bảo đảm an toàn cho con cái và dạy chúng biết cách tự bảo vệ mình, những phản ứng như vậy chỉ làm xói mòn lòng tự tin nơi trẻ và truyền cho chúng nỗi sợ hãi trong tiềm thức mỗi khi chúng làm việc gì mới mẻ hay phải đối diện với thử thách. Bằng việc thường xuyên nhắc nhở rằng chúng sẽ té ngã nếu trèo cầu thang, chúng ta thật sự đang lập trình suy nghĩ cho trẻ rằng chúng sẽ “té nhào” nếu chúng muốn leo lên các bậc thang trong cuộc sống.

Trong khi ấy, một số cha mẹ (nhất là theo cách nghĩ phương Tây) sẽ có cách phản ứng hoàn toàn khác. Họ sẽ bảo, “Được rồi con trai, con có thể làm được. Cứ tiếp tục đi!”. Đồng thời, để bảo đảm an toàn họ sẽ đi theo sau canh chừng con. Hãy đồng hành cùng con nhé ba mẹ. Tại sao không thưởng cho con khi con xứng đáng nhỉ. Hãy tham khảo ngay tại đồ chơi thông minh này nhé!

Đang xem: Những vấn đề trong nuôi dạy trẻ thiếu lòng tự trọng

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger