Phụ huynh Do Thái cự tuyệt "thế hệ ăn bám"

Phụ huynh Do Thái cự tuyệt

Phụ huynh Do Thái cự tuyệt "thế hệ ăn bám"

Có bậc cha mẹ nào lại không yêu thương con cái của mình, nếu bạn hỏi tình yêu thương cha mẹ dành cho con sâu đậm đến đâu thì câu trả lời ắt hẳn là vô bờ bến. Về phương diện định lượng, phụ huynh Do Thái và phụ huynh Trung Quốc đều tương đương nhau, hai bên đều yêu con bằng cả tấm lòng, sẵn sàng nhảy vào nơi nước sôi lửa bỏng vì con. Song xét về mục đích, quan niệm và phương thức thể hiện, thì các bậc phụ huynh Do Thái lại khác xa so với các bậc phụ huynh Trung Quốc. Đặc biệt, phụ huynh Do Thái cự tuyệt "thế hệ ăn bám"

Phụ huynh Do Thái giúp con cái trở nên tự lập

Phụ huynh Do Thái coi việc “bồi dưỡng tinh thần khám phá, giúp con cái trở nên tự lập” là xuất phát điểm nhằm bồi đắp những kỹ năng, tố chất quan trọng cho con. Xuất phát từ tầm nhìn xa trông rộng, dạy trẻ cách sống tự lập chính là món quà quý giá nhất họ dành tặng con, họ luôn cự tuyệt "thế hệ ăn bám"

Phụ huynh Do Thái không nói lý thuyết suông, họ rất biết cách hành động. Ví như mấy đứa trẻ bên nhà hàng xóm của tôi ở Tel Aviv, quả thực rất đáng mặt là những vị chủ nhà tí hon, không giống những “tiểu hoàng đế” trong các gia đình Trung Quốc. Chúng thường xuyên tham gia vào các hoạt động của gia đình, cùng cha mẹ làm một số việc nhà trong khả năng cho phép như: Dọn dẹp nhà cửa, nấu những món ăn đơn giản, quét dọn sân vườn, trông cây cảnh, lau rửa ô tô, làm vệ sinh trong ngoài nhà, mua sắm đồ dùng... Phụ huynh Do Thái coi làm việc nhà là cơ hội để dạy trẻ bài học sinh tồn cơ bản.

Phụ huynh Do Thái giúp con cái trở nên tự lập

Phụ huynh Do Thái cho trẻ trải nghiệm cuộc sống

Cả thế giới đều biết phương pháp quản lý tài sản của người Do Thái tiến bộ vượt bậc, chỉ bất ngờ rằng họ quán triệt tư tưởng “có làm mới có hưởng” cho con em mình ngay từ lúc trẻ còn nhỏ. Về giáo dục gia đình, người Israel có câu cửa miệng: Muốn tiêu tiến thi hãy tự kiếm tiến! Khi con cái muốn cha mẹ đáp ứng mong muốn của mình, người Do Thái thường bảo chúng: Con cần đạt được thứ mình muốn bằng chính sự nỗ lực của bản thân. Và những người cha giàu có lại càng đồng tình hưởng ứng khẩu hiệu trên hơn, không ai “gây trở ngại”, “đi cửa sau” hay “giở trò”... Theo những bậc phụ huynh Do Thái, điểu kiện kinh tế gia đình khá giả chưa hẳn là chuyện hay, càng giàu càng không nên nuông chiểu con. Như người Trung Quốc thường nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim.” 

Đừng hiểu nhầm trẻ em Do Thái giúp cha mẹ làm việc nhà hoặc ra ngoài làm thêm là chạy theo đồng tiền, biến quan hệ gia đình thành quan hệ tiền bạc. Trong suy nghĩ của phụ huynh Do Thái, dạy con về tiền bạc không đơn thuần là dạy con cách quản lý tài sản, cao hơn thế đó còn là dạy trẻ về nhân cách, phẩm hạnh làm người. Họ không ngại rằng hôm nay con mình đi bán hàng rong, nghĩa là cả đời nó sẽ sống lay lắt nơi đầu đường xó chợ. Trái lại, những trải nghiệm từ cuộc sống thực tế sẽ giúp trẻ hình thành lý tưởng sống, trong khi đó những trẻ được ăn ngon mặc đẹp lại khó xác định mục tiêu phấn đấu cho mình, 

Phụ huynh Do Thái cho trẻ trải nghiệm cuộc sống

Để con cái làm việc vặt trong nhà, nhận thù lao theo cơ chế thị trường, nắm bắt kỹ năng quản lý tài sản ngay từ khi chúng còn nhỏ không có nghĩa người Do Thái không coi trọng tri thức. Từ trước tới nay, người Do Thái luôn coi việc con em mình thi đậu tiến sĩ là niềm vinh dự, hãnh diện của cả gia đình. Số người Do Thái được trao tặng giải Nobel, đạt thành tựu to lớn trong lĩnh vực khoa học cũng như các lĩnh vực khác luôn chiếm tỷ lệ cao, vượt hơn hẳn những dân tộc khác.

Các bậc phụ huynh Do Thái luôn ủng hộ con cái theo học tiến sĩ và sau tiến sĩ, mục đích của họ không phải để con mình có được tấm bằng hạng ưu, mà là để giúp chúng có những kỹ năng và tố chất tốt đẹp. Ngược lại, các bậc cha mẹ Trung Quốc mấy đời nay đều xem thành tích học tập của con là bằng chứng cho mức độ thành công của mình trong việc nuôi dạy con cái, hoàn toàn bỏ qua việc dạy con kỹ năng sinh tồn, hoặc giả họ nghĩ rằng cứ cho con có trình dộ học vấn cao rồi bồi dưỡng thêm cho nó cũng chưa muộn. Dù sao “nô bộc già” là mình vẫn còn sống sờ sờ cơ mà! Kết quả, các bậc phụ huynh Trung Quốc tự biến mình thành nô lệ của con, sau cùng đào tạo ra cả một “thế hệ ăn bám”.

Đang xem: Phụ huynh Do Thái cự tuyệt "thế hệ ăn bám"

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger