Thế nào là một đứa trẻ có lòng tự trọng?

Thế nào là một đứa trẻ có lòng tự trọng?

Thế nào là một đứa trẻ có lòng tự trọng?

Một đứa trẻ có lòng tự trọng là một thái độ của một đứa trẻ đối với bản thân, khả năng chủ quan, khả năng, đặc điểm tính cách, hành động và phẩm chất cá nhân của nó. Hầu như tất cả các thành tựu cuộc sống, thành công trong nghiên cứu và tương tác giữa các cá nhân phụ thuộc vào sự đầy đủ của nó. Nó bắt nguồn từ thời thơ ấu và sau đó tác động đáng kể đến cuộc sống trưởng thành của trẻ em, hành vi, thái độ của chúng đối với bản thân và các sự kiện xung quanh xã hội. Nhiệm vụ tối quan trọng của cha mẹ, cùng với việc nuôi dưỡng, đào tạo và chăm sóc em bé là hình thành lòng tự trọng và lòng tự trọng đầy đủ phù hợp với chuẩn mực.

Đặc điểm của trẻ có lòng tự trọng

Qua quan sát những đứa trẻ có lòng tự trọng, chúng tôi ghi nhận được chúng có những
đặc điểm sau:

  • Luôn cảm thấy mình được những người chung quanh – nhất là cha mẹ – yêu thương, chấp nhận, tin tưởng và đánh giá cao.
  • Biết yêu thương bản thân và trân trọng những gì mình có. Những người biết quý trọng bản thân thường có cách nghĩ lạc quan, tin tưởng và muốn làm những điều tốt nhất cho bản thân, cho những người chung quanh và tin rằng mình xứng đáng với điều đó.
  • Với cách nghĩ “Tôi có thể làm được!”, chúng tin rằng chúng có thể làm tốt những gì mình muốn.

Đặc điểm của trẻ có lòng tự trọng

Những đứa trẻ có lòng tự trọng thường có những hành vi gì?

Những đứa trẻ có lòng tự trọng thường có những hành vi sau đây:

  • Đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân vì chúng tin rằng mình xứng đáng nhận được những gì tốt nhất: muốn đạt điểm số cao nhất, vào học ở ngôi trường tốt nhất và đạt được kết quả tốt nhất trong bất cứ việc gì chúng làm. Sau khi con đạt được mục tiêu, ba mẹ hãy thưởng cho con 1 món quà nhé, có thể đó là đồ chơi thông minh chẳng hạn.
  • Dám nghĩ dám làm, không ngại khó ngại khổ và nhất là không ngại vấp phải sai lầm, cũng như không mất tinh thần trước những lời từ chối. Đó là những đứa trẻ xung phong làm lớp trưởng, tình nguyện giúp đỡ người khác, đi đầu trong các hoạt động nhóm và luôn giơ tay phát biểu trong lớp học.
  • Độc lập hơn trong suy nghĩ, không dễ bị bạn bè lôi kéo, tác động. Chúng dám nói “không” với những cám dỗ xui khiến chúng đi ngược lại giá trị sống của mình, và không cảm thấy nhu cầu bức bách cần phải được người khác nhìn nhận.
  • Chủ động khích lệ và giúp đỡ người khác, với thái độ hai bên cùng có lợi. (Chỉ những người tự tin mới dám đứng ra nhận vai trò giúp đỡ và lãnh đạo trong học tập cũng như trong công việc).

Những đứa trẻ có lòng tự trọng thường có những hành vi gì?

 

Đang xem: Thế nào là một đứa trẻ có lòng tự trọng?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger