Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo?

Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo?

Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo?

Sinh con ra ai chẳng ao ước con mình thông minh có tài. Chẳng phải người đời vẫn cho rằng trí thông minh của một người luôn là yếu tố bảo đảm cho người đó gặt hái những kết quả khác thường và do đó có một tương lai tươi sáng hay sao? Vì thế mới có cảnh thiên hạ kẻ khóc người cười, nếu có  những bậc cha mẹ tự hào sung sướng vì đứa con giỏi giang của mình thì cũng có không ít phụ huynh tuyệt vọng và chán nản vô cùng khi con cái họ học hành yếu kém, bị thầy cô giáo hoặc các nhà tâm lý dán cho cái nhãn đáng xấu hổ là “chậm tiêu”, “đần độn”, “kém cỏi”...

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo mà có được? Những người tài giỏi trên đời là do trời sinh hay do giáo dục mà nên?

Thực nghiệm Edith

Một trong những minh chứng gây chấn động đầu tiên về khả năng đào tạo trẻ bình thường thành nhân tài được thế giới biết đến dưới cái tên Thực nghiệm Edith. Vào năm 1952, Aaron Stern, một nhà báo làm việc cho tờ New York Times đã quyết định làm tất cả trong khả năng của mình để tạo cho con gái ông, Edith, một môi trường học tập tốt nhất và đầy đủ nhất. Ông muốn kích thích và thử thách bộ não non nớt của con gái một cách tối đa. Khi Edith còn là một bào thai năm tháng trong bụng mẹ, ngày ngày Aaron cho con nghe nhạc cổ điển và đọc sách cho con (ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã xác nhận, hài nhi có thể bắt đầu học ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ).

Sau khi bé Edith chào đời, Aaron bắt đầu nói chuyện với con bằng những câu hoàn chỉnh như nói với người lớn. Chẳng bao lâu sau, ông tự dạy Edith học bằng cách hằng ngày cho cô bé xem những tấm thẻ có vẽ hình, những con số thứ tự và chữ cái. Bạn đoán xem chuyện gì đã xảy ra?

Tròn một tuổi, Edith đã có thể nói chuyện bằng những câu đầy đủ thành phần y như người lớn. Lên năm tuổi, bé đọc hết bộ Bách Khoa Toàn Thư Anh Quốc. Vào năm 6 tuổi, mỗi ngày bé đọc hết tờ New York Times và 6 quyển sách. Mới 12 tuổi, Edith đã được nhận vào đại học. Và ở tuổi 15, cô bắt đầu giảng dạy môn Toán Cao Cấp tại trường Đại Học Bang Michigan (Michigan State University).

Thực nghiệm Edith

Nhân tài được tạo ra như thế nào?

Từ cuộc thử nghiệm mang tên Edith đến nay, lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp về những đứa trẻ ra đời với chỉ số thông minh (IQ) trung bình, nhờ được nuôi dưỡng và học hành trong môi trường học tập lý tưởng mà bộc lộ trí thông minh siêu phàm.

Gần đây (năm 2000) trên các phương tiện truyền thông, người ta thường nhắc đến trường hợp của Farooq Yusof (một nhà toán học người Mã Lai), ông tự dạy học ở nhà cho con bằng các phương pháp học tập siêu tốc tương tự.

Kết quả của quá trình rèn luyện cao độ này là tất cả bốn người con của Yusof đều thể hiện tài năng từ rất sớm. Sufiah được nhận vào trường Đại Học Oxford năm 13 tuổi. Aisha và Iskanda được nhận vào trường Đại Học Warwick ở tuổi 16 và 13. Đặc biệt, người con út của ông, Zuleila, dự thi vào trường Cambridge vào năm lên 6.

Nhân tài được tạo ra như thế nào?

Phải chăng bạn nghĩ tôi nêu ra những ví dụ trên là để cổ súy cho việc các bậc cha mẹ nên mở “lò luyện” con cái thành thần đồng? Rất tiếc, câu trả lời của tôi là “Không”. Bản thân tôi tin rằng việc kích thích cao độ trí thông minh của trẻ sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của chúng.

Bên cạnh việc tạo điều kiện phát triển trí thông minh cho con, những người làm cha làm mẹ cũng cần có sự quan tâm nhất định đến quá trình phát triển tâm lý và đời sống tinh thần của con cái. Để sống thành công và hạnh phúc, con người cần phải có một trí thông minh phát triển, một cơ thể khỏe mạnh, một nhân cách đẹp, một lối sống tích cực và hài hòa trong những mối quan hệ với gia đình, xã hội và thiên nhiên.

Mặc dù nhiều đứa trẻ trong “lò luyện thiên tài” thật sự có được bộ óc siêu việt, trí thông minh xuất chúng, nhưng không phải ai cũng thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Khá nhiều em trong số đó mắc phải cái gọi là “hội chứng thần đồng”. Những em này thường có tâm lý không ổn định, thất bại trong việc tạo dựng một lối sống hài hòa cân bằng, thậm chí chúng thiếu hẳn những kỹ năng xã hội cần thiết. Chúng cũng gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào đám bạn cùng trang lứa nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Nhiều “thần đồng” trong độ tuổi trưởng thành lâm vào cảnh cô đơn bởi lối sống lệch lạc, khép kín, vì thế mà gặp khó khăn trong việc tận hưởng những niềm vui bình thường trong cuộc sống hàng ngày.

Nhân tài được tạo ra như thế nào?

Thông qua những điều trình bày ở trên, tôi muốn nhấn mạnh một điểm rằng: HẾT THẢY chúng ta ai cũng có tiềm năng và cơ hội trở thành nhân tài, rằng trí thông minh quả thật có thể được khai thác, phát triển và bồi dưỡng thông qua các phương pháp đào tạo đặc biệt. Tuy nhiên, không nên gượng ép, bắt con trẻ phải phát triển thành “thiên tài”. Để chúng có một cuộc sống thành công và hạnh phúc, những phương pháp nuôi dạy con thành tài đều phải được thực hiện đúng cách, vào đúng độ tuổi và hài hòa với nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ.

Đang xem: Trí thông minh của con người là do bẩm sinh hay nhờ bồi dưỡng đào tạo?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger