Bí kíp khi chơi cùng trẻ mà bậc phụ huynh cần nắm rõ

Bí kíp khi chơi cùng trẻ mà bậc phụ huynh cần nắm rõ

Vui chơi có nhiều lợi ích nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết cách chơi với con, khiến con luôn hào hứng khi mình có những "bạn chơi” tuyệt vời ở nhà. Vì thế, trang bị bí kíp khi chơi cùng trẻ cũng rất cần thiết trong hành trình nuôi dạy trẻ.

1.  Xác định mục đích của hoạt động vui chơi

Rất nhiều cha mẹ luôn muốn trẻ "chơi mà học, học mà chơi”, băn khoăn xem qua trò chơi này, cuối cùng trẻ sẽ học được gì, sẽ thành thạo những gì. Nhưng vô hình chung điều này tạo áp lực lên chính cha mẹ và con trẻ. Thay vì được vui theo trí tưởng tượng và sở thích của trẻ, cha mẹ lại vô tình muốn trẻ học theo niềm vui của người lớn. Hãy thay đổi mục đích của hoạt động chơi thành vui. Khi trẻ VUI, trẻ sẽ thỏa sức khám phá, thỏa sức tìm hiểu, đồng thời chủ động trong việc điều chỉnh hành vi của chúng.

Và mục tiêu VUI không chỉ dành riêng cho trẻ, đây nên là cảm xúc chung cho tất cả các đối tượng cùng chơi. Nếu cha mẹ chơi cùng con, hãy là một người chơi toàn tâm toàn ý. Hãy ngồi xuống và tham gia cùng bé, thảo luận, bàn bạc với bé như là một bạn chơi thực sự. Niềm vui đến từ cả hai phía là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của một trò chơi, chính niềm vui này tạo cảm hứng cho những lần vui chơi tiếp theo.

Như vậy, nếu một trong hai phía (cha mẹ hoặc con cái) cảm thấy không hứng thú, không còn vui, hãy DỪNG chơi ngay lập tức. Chúng ta sẽ bắt đầu lại khi cà hai tìm lại được thời gian và sự hào hứng. Trong cuốn Child’s play - Rediscovering the Joy of Play in own families and our communities cũng lưu ý rằng khi vui chơi đừng cố ép dạy trẻ mà trao cho trẻ niềm vui. Tự khắc trẻ sẽ tìm ra nội dung bài học qua trò chơi đó một cách chủ động và vui vẻ.

Xác định mục đích của hoạt động vui chơi

2.  Để trẻ lựa chọn trò chơi và cách chơi

Chúng ta cứ băn khoăn rằng sao bé chẳng chịu hợp tác, sao bé chẳng chịu chơi theo ý đồ của cha mẹ. Hãy đổi vai đi, để bé là chủ của trò chơi còn cha mẹ nghe theo sự “lèo lái” của bé. Bí kíp chơi cùng trẻ này giúp cha mẹ nuôi dạy trẻ trở nên tự tin và tự quyết.

Nếu muốn con chơi theo ý mình, cha mẹ chỉ nên gợi ý một cách khéo léo, hướng sự tập trung của bé để bé tìm thấy hứng thú. Đừng ép buộc bé, đừng cho rằng bé còn nhỏ, chưa biết gì. Chúng ta sẽ thấy vô cùng thích thú và ngạc nhiên khi trẻ với trí tưởng tượng của mình tạo ra cách chơi mới, có khi còn thú vị hơn "giáo án” mình đã chuẩn bị. Tưởng tượng là khả năng thiên phú của mọi đứa trẻ. Bằng cách cho trẻ làm chủ trò, chúng ta đang giúp trẻ tối ưu hóa khả năng tưởng tượng không giới hạn của trẻ.

Và ít cha mẹ biết rằng nhờ nghe theo bé trong trò chơi giả mà ở cuộc sống thật, chúng ta lại dễ dàng tìm được sự hợp tác của trẻ.

Để trẻ lựa chọn trò chơi và cách chơi

3.  Hành động có ý nghĩa hơn lời nói

Trong các trò chơi, cha mẹ có thể khéo léo lồng ghép những bài học giáo dục về hành vi. Nếu bạn muốn trẻ tự tin, hãy là một ngưởi chơi tự tin không do dự. Nếu bạn muốn trẻ cẩn thận, hãy là một người chơi cẩn thận từng chút một... và lời nói phải đi kèm hành động. Còn gì tuyệt vời hơn khi cha mẹ đang có đất diễn những bài học đó thông qua các trò chơi chứ.

Chẳng hạn, trong những trò chơi thắng thua, hãy chuyển tải bài học “trân trọng chiến thắng của đối phương, còn bản thân càng nỗ lực hơn nữa” bằng cách khi thua, cha mẹ bắt tay trẻ và nói “chúc mừng con” và “ba/mẹ sẽ cố gắng hơn”. Chính từ ấy, trẻ sẽ học được các bài học một cách hết sức tự nhiên và nhẹ nhàng, hơn cả triệu triệu lời nhắc nhở suông.

4.  Hướng dẫn thật chậm rãi và sinh động

Những chỉ dẫn của cha mẹ khi bắt đầu một trò chơi mới đóng vai trò rất quan trọng với bí kíp khi chơi cùng trẻ này. Trẻ sẽ tiếp nhận cách chơi, tinh thần của trò chơi khi nhìn cha mẹ hướng dẫn. Trò chơi có cuốn hút trẻ tham gia hay không là ở cách cha mẹ tương tác, hỗ trợ, khích lệ trẻ. Trước khi bắt đầu, hãy nói với trẻ về trò chơi đó, chẳng hạn “trò chơi này rất hay đấy con”, và khi thao tác mẫu thì thật chậm rãi để trẻ có thể hiểu trọn vẹn nội dung, tránh gây bối rối cho trẻ. Cảm xúc của cha mẹ khi bắt đằu trò chơi sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ, vậy nên cha mẹ hãy biểu lộ sự hào hứng, vui vẻ để bé cũng bị cuốn theo.

Hướng dẫn thật chậm rãi và sinh động

5.  Xem xét sự an toàn

Hãy xem xét góc chơi đó có phù hợp với trò chơi sắp diễn ra hay không, có chướng ngại vật cản trở không, có đồ dễ vỡ gần đó không, trò chơi có phù hợp với độ tuổi của bé không?... Sự kỹ lưỡng ấy sẽ giúp tránh gây xao nhãng cho trẻ, đồng thời tránh những rủi ro tiềm ẩn, để chính cha mẹ và trẻ đều có tâm lý vui vẻ, tự tin.

6.  Cảm nhận và tương tác

Bí kíp khi chơi cùng trẻ là cảm nhận và tương tác. Đây như một "nguyên tắc không theo nguyên tắc” nào. Có lẽ bởi mỗi đứa trẻ là một cá thể rất khác biệt, cá tính khác nhau, sự thể hiện khác nhau... nên chỉ bằng tình yêu, sự quan sát, thấu hiểu, cha mẹ mới có thể "bắt nhịp” cho khớp khi chơi cùng con. Ví dụ các bé gái thường thích chơi nấu ăn và luôn muốn cha mẹ nếm thử các "món” con làm. Nếu được sự động viên và ủng hộ của cha mẹ bằng cách ăn (tất nhiên là giả vờ) rất hào hứng, con sẽ thêm tự tin và vui vẻ với trò chơi.

7.  Ít nhưng chất

Hầu hết cha mẹ đi làm ngày 8 tiếng, có khi nhiều hơn, nên thời gian chơi cùng con ngày càng eo hẹp. Nhưng nếu những buổi chơi ít ỏi đó mà cha mẹ kè kè điện thoại, thi thoảng liếc tivi xem nốt trận bóng đá thì cần trừ hao đi thêm nữa. Sự tập trung không chỉ quan trọng trong công việc của người lớn mà còn là điều cha mẹ cần chú ý khi chơi cùng con. Khi tập trung sẽ sinh ra các dưỡng chất “Thấu hiểu”, “Chia sẻ”, để tận hưởng những niềm vui, khoảnh khắc được trọn vẹn hơn.

Ít nhưng chất lượng

8.  Không mặc cả

Bí kíp khi chơi cùng trẻ là khi trẻ chơi không tập trung thì chúng ta không nên mặc cả với trẻ. Trẻ không chơi thì thôi chứ đừng đưa ra yêu cầu là con chơi đi, chơi ngoan đi, không phá đồ chơi, rồi cha mẹ cho đi siêu thị, cho xem điện thoại, iPad... Như thế càng tập hư cho trẻ với những bé không thích thì mọi sự đánh đổi chẳng có ý nghĩa gì. Thậm chí chơi mà tâm trí còn mải đặt vào mấy thứ cha mẹ hứa hẹn lại càng khiến bé không tập trung, dở dang trò chơi, lâu dần tạo sự xao nhãng.
 

Đang xem: Bí kíp khi chơi cùng trẻ mà bậc phụ huynh cần nắm rõ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger