Bồi dưỡng kỹ năng qua các trò chơi trẻ em 5 tháng tuổi

Bồi dưỡng kỹ năng qua các trò chơi trẻ em 5 tháng tuổi

Bồi dưỡng kỹ năng qua các trò chơi trẻ em 5 tháng tuổi

Trò chơi trẻ em là một cách tuyệt vời để trẻ có thể phát triển về cả mặt thể chất lẫn tinh thần và luôn luôn mang lại những lợi ích cực kì quan trọng. Tuy nhiên các bé 5 tháng tuổi vẫn còn quá nhỏ để tự mình làm mọi thứ nên cha mẹ hãy luôn bên cạnh và hỗ trợ để những trò chơi của bé được suôn sẻ và an toàn nhé!

Cầm nắm, gõ và chuyền tay

Bồi dưỡng kỹ năng:

Phát triển kỹ năng của tay, rèn luyện cho trẻ khả năng vỗ tay, nắm, truyền tay, tạo nền tảng cho động tác tinh xảo ở vùng tay của trẻ sau này.

Độ tuổi thích hợp:

5 - 6 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Món đồ chơi nhỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Sau khi biết nắm lấy các đồ vật, trẻ sẽ nắm được vật tương đối chắc chắn bằng ngón tay cái và bốn ngón tay khác phương pháp cầm nắm này gọi là “nắm đồ đạc bằng các ngón”.
  • Sau khi học được “nắm đồ đạc bằng các ngón”, hai tay trẻ, mỗi tay có thể cầm nắm một món đồ chơi, và rung lắc, trẻ sẽ rất hứng thú khi nghe âm thanh phát ra, trẻ sẽ cầm đồ chơi và gõ.
  • Nếu mẹ lại đưa cho trẻ một món đồ chơi nữa, trẻ sẽ vứt đồ chơi trong tay đi để cầm đồ chơi mới.
  • Mẹ nhặt món đồ chơi mà trẻ vừa vứt và cầm đi chỗ khác để cho trẻ không dám vứt đồ chơi đi nữa, trẻ sẽ ôm món đồ chơi đang có trong tay, rồi lại đi lấy tiếp.
  • Tay của trẻ không nắm chắc được đồ chơi, trẻ sẽ dùng tay để thử bằng nhiều cách, cuối cùng sẽ học được cách đặt món đồ chơi mà tay trái cầm xuống, chuyển món đồ chơi trong tay phải sang tay trái, rồi lại vươn tay phải ra lấy món đồ chơi thứ ba.
  • Có một số trẻ khi vòng hai tay ôm thứ gì đó rồi nhấc lên, đồng thời sẽ dùng hai bàn tay cầm một món đồ chơi khác nữa. Trong quá trình chơi, trẻ sẽ bỏ một tay, một tay còn lại cầm lấy đồ chơi. Một lát sau trẻ lại dùng cả hai tay chơi, chơi một lúc lại bỏ một tay, chuyển đồ chơi sang tay khác.

Lời khuyên

Kiểu chuyền tay này xảy ra khoảng tầm từ ngày 140 đến 150 sau khi trẻ ra đời, đây là kiểu chuyền tay vô thức. Chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác một cách có ý thức xảy ra khi trẻ được khoảng 170 ngày đến 180 ngày hoặc muộn hơn một chút. Chuyền tay là dấu hiệu tiến bộ kỹ năng tay, phối hợp hai tay.

Phát triển trí tuệ

Rất nhiều kỹ năng của con người đều phải dùng đến hai tay. Tế bào thần kinh não điều khiển tay có khoảng hơn hai mươi vạn tế bào. Mà tế bào thần kinh trung khu vận động chỉ có hơn năm vạn, vì vậy mọi người đều nói “sáng dạ khéo tay”. Trẻ được 5 đến 6 tháng bắt đầu phát triển khả năng của ngón cái; khi trẻ được 8 đến 9 tháng sẽ phát triển khả năng của ngón trỏ. Kết hợp mắt và tay có thể phát triển kỹ xảo của tay, kết hợp tay và chân có thể duy trì cân bằng cơ thể và phát âm động tác, rất quan trọng đối với phát triển cơ thể và tâm hồn trẻ.

Cầm nắm, gõ và chuyền tay

Nhận biết bản thân

Bồi dưỡng kỹ năng:

Về mặt cảm giác, trẻ sẽ phân biệt được mình với thế giới bên ngoài, thêm vào đó, thông qua việc nhìn mình trong gương và nghe thấy âm thanh giọng nói của mình, trẻ sẽ dần dần tự nhận thức được bản thân.

Độ tuổi thích hợp:

5 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Thanh xúc xắc.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Thông thường, trẻ sẽ dần dần nhận thức được bản thân mình khác với thế giới bên ngoài, trẻ sẽ phân biệt bản thân với thế giới thông qua cảm giác cầm nắm, ví dụ:

  • Khi trẻ dùng sức một tay để nắm tay còn lại, một tay trẻ sẽ cảm thấy bị chèn ép; khi trẻ cầm thanh xúc xắc, trẻ chỉ cảm nhận được sức dùng để cầm nắm nhưng không cảm thấy bị chèn ép.
  • Trẻ sẽ cầm tay mình nhiều lần, rồi lại đi cầm nắm đồ chơi; sờ vào ngón tay của mình, rồi lại đi sờ vào đồ chơi, trẻ sẽ phát hiện ra các cảm giác khác nhau.
  • Có khi trẻ vỗ tay mình, vỗ vào mặt mình sẽ cảm thấy bị đau, nhưng khi vỗ lên đồ chơi thì không đau.

Lời khuyên

Trẻ thường xuyên cắn đầu ti mẹ làm cho mẹ cảm thấy đau, nhưng khi trẻ mút ngón tay, rất ít khi trẻ tự làm đau mình, bởi vì khi ngón tay cảm thấy bị đau, trẻ sẽ tự buông lỏng, trẻ không cố dùng sức để nghiến, cắn. Khắp cơ thể trẻ đều có các dây thần kinh cảm giác, điều này sẽ khiến trẻ dần nhận thức được khác biệt giữa cơ thể mình với thế giới bên ngoài.

Phát triển trí tuệ

Thực tiễn chứng minh: Tìm tòi, khám phá là nền tảng cơ sở phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu từ việc phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài để nhận biết bản thân. Bởi vì khi trẻ được 6 tuổi, thị lực mới gần phát triển hoàn thiện, trước lúc đó trẻ chủ yếu nhờ vào cảm
giác và tìm tòi để phân biệt bản thân với thế giới bên ngoài. Ví dụ: Trẻ cắn ngón tay mình, trẻ sẽ cảm thấy đau, đối tượng cảm thấy “đau” là “mình”; trẻ cắn quần áo của mình thì không cảm thấy đau. Trẻ thích cắn đồ vật, cắn mình, bởi vì thông qua cách đó trẻ sẽ xác nhận được “bản thân”.

Do đó, để sinh tồn tốt hơn, đối phó với môi trường xung quanh tốt hơn, trẻ sẽ thông qua việc khám phá, tìm tòi tự phát, dần phong phú và hoàn thiện kết cấu nhận thức của bản thân. Trẻ tiếp xúc với các sự vật, cảm nhận được các kích thích khác nhau, đồng thời trong quá trình trùng lặp, động tác không ngừng mạnh lên, trẻ sẽ thiết lập nên các phản xạ có điều kiện.

Thanh xúc xắc

Với đồ vật treo trên cao

Bồi dưỡng kỹ năng:

Trò chơi với đồ vật có thể thúc đẩy khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và tay, đồng thời làm cho trẻ có cảm nhận bước đầu về vị trí của vật thể.

Độ tuổi thích hợp:

5 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Món đồ chơi nhỏ.

Phương pháp và các bước chuẩn bị:

  • Treo một món đồ chơi nhỏ phía trước giường của trẻ, hướng dẫn trẻ dùng hai tay để ôm nắm lấy đồ chơi.
  • Khi hai tay trẻ đan ôm nhau, một tay sờ được đồ vật sẽ chuyển sang tay còn lại, hai tay cùng phối hợp là có thể ôm chặt được đồ chơi.
  • Khi bắt nắm được đồ chơi, việc đầu tiên trẻ làm là cho món đồ chơi đó vào trong miệng cắn, nếm xem nó có vị gì, có ăn được không.
  • Khi hai tay trẻ cầm đồ chơi có vẻ mỏi, có lúc trẻ sẽ tự nới lỏng một tay, để món đồ chơi đó rơi vào một tay còn lại.

Lời khuyên

Phải vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cố gắng tránh để trẻ cắn vào đồ chơi làm bằng gỗ sơn có chứa chì.

Phát triển trí tuệ

Nếu trẻ nhà bạn đã từng học qua cách đập vào đồ chơi từ lúc trẻ được 60 đến 90 ngày, thì khi trẻ được tầm 120 ngày là đã có thể nhấc được đồ vật. Những trẻ chưa luyện tập qua cách đập vào đồ vật thì phải khi trẻ được 150 đến 170 ngày tuổi mới có thể học được.

Với đồ vật treo trên cao

Học giơ tay kéo đồ

Bồi dưỡng kỹ năng:

Rèn luyện cơ vùng tay cho trẻ và giúp trẻ có khả năng tự chủ hoạt động đối với đồ vật.

Độ tuổi thích hợp:

5 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Dây nhựa, túi giấy có màu sắc sặc sỡ hoặc món đồ chơi nhỏ.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Cho trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó buộc một túi giấy to màu sắc sặc sỡ lên một đầu dây nhựa hoặc dây sợi, một đầu còn lại buộc nhẹ trên cổ tay trẻ, vắt túi giấy qua đầu trên thành giường, rồi lại nhét vào trong giường, sao cho trẻ nhìn thấy thật rõ.
  • Khi trẻ đung đưa tay, cái túi cũng sẽ dịch chuyển lên xuống. Nếu như túi không chuyển động, có thể đặt một món đồ chơi nhỏ vào trong túi để gia tăng trọng lượng của túi.
  • Khi trẻ kéo túi chuyển động, mẹ nên lập tức tươi cười vỗ tay và cổ vũ trẻ.
  • Cách vài ngày, mẹ lại thực hiện lại trò chơi này, buộc dây vào cổ tay khác của trẻ, hoặc là thay đổi túi, đổi sang thành một món đồ chơi có phát ra âm thanh.

Lời khuyên

Không được buộc dây tùy tiện vào cơ thể trẻ, trừ khi có mẹ bên cạnh để đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Phát triển trí tuệ

Khi mới bắt đầu chơi trò chơi này, trẻ chỉ biết dịch chuyển ánh mắt nhìn, nhìn túi bằng khóe mắt, sau khi chơi được vài ngày trẻ mới biết quay đầu lại nhìn. Khi trẻ đạp chân, hươ tay làm cho cái túi chuyển động thì trẻ mới bắt đầu chú ý đến mối liên hệ giữa hai sự vật, từ đó dần dần mới phân hóa được động tác, không khua chân múa tay loạn xạ, cuối cùng trẻ chỉ chuyển động cánh tay để kéo túi chuyển động.

Đồ chơi cho trẻ sơ sinh chất lượng - an toàn, nhiều mẫu mã ngộ nghĩnh giúp bé kích thích kỹ năng quan sát và lắng nghe. Chúng tôi cam kết giá tốt. Mua Ngay tại đồ chơi bé trai và đồ chơi bé gái.

Đang xem: Bồi dưỡng kỹ năng qua các trò chơi trẻ em 5 tháng tuổi

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger