Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi giúp con phát triển

Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi giúp con phát triển

Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi giúp con phát triển

Các bố mẹ Việt thường có tâm lí khi cho trẻ học là trẻ chỉ được phép tập trung học và khi cho trẻ chơi thì nó sẽ không liên quan gì đến việc học. Phương pháp dạy con kiểu Nhật sẽ giúp bố mẹ biết được con cần phát triển kỹ năng nào, chơi trò chơi gì theo từng tháng tuổi sẽ giúp bố mẹ gắn kết với con hơn và không phải đau đầu nghĩ ra trò chơi cho bé theo tháng tuổi.

Lên lên - xuống xuống

Bồi dưỡng kỹ năng:

Rèn luyện cho đầu gối của trẻ co duỗi tự nhiên, luyện khả năng điều khiển giữccân bằng khi đứng lên cao, đồng thời bồi dưỡng khả năng tìm tòi và khả năng xử lý vấn đề.

Độ tuổi thích hợp:

9 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Ghế nhỏ, đồ chơi yêu thích.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Đặt chiếc ghế nhỏ cao khoảng 10 cm phía trước trẻ, đặt những đồ chơi mà trẻ yêu thích ở phía bên kia của chiếc ghế.
  • Mẹ dắt tay trẻ, để trẻ nhấc cao chân bước lên, giúp trẻ đứng trên ghế, sau đó để trẻ bước xuống.
  • Sự hấp dẫn của các đồ chơi ở phía trước khiến trẻ muốn đi qua ghế để lấy chúng.
  • Mẹ nắm hai tay trẻ, để một chân của trẻ bước xuống trước, rồi mới đến chân còn lại.
  • Cũng có thể đặt một số ghế thành hàng với khoảng cách nhất định, để trẻ tập bước lên xuống.

Lời khuyên

Khi luyện tập bước cầu thang, phải hết sức chú ý để tránh làm tổn thương trẻ. Thông thường, trẻ học đi lên cầu thang trước, rồi mới học cách bước xuống. Sau khi trẻ bước lên bậc cao nhất, lại dạy trẻ các bước xuống. Do trẻ vẫn chưa biết cách quay người lại, nên bạn phải dạy trẻ biết cách đưa chân ra, và dạy trẻ biết cách nghỉ ngơi mỗi khi bước xuống được một bậc thang.

Phát triển trí tuệ

Dắt tay trẻ cho trẻ bước lên bậc thang, nếu có lan can tay vịn thì để trẻ tự bám tay đi lên. Khi mới học, trước tiên trẻ bước lên một bậc, hai chân đứng dừng lại ở bậc đó rồi mới bước tiếp bậc thứ hai. Những gia đình ở nhà có nhiều tầng thì ngày nào trẻ cũng có cơ hội luyện tập. Người mẹ không nên quên việc đếm số bậc khi trẻ bước lên, một bậc, hai bậc, ba bậc, v.v..., cho đến bậc cuối cùng, rồi lại đếm từ đầu.

Lên lên - xuống xuống

Lấy lên và bỏ xuống

Bồi dưỡng kỹ năng:

Qua việc luyện tập miết các vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ, tập cho trẻckhả năng phối hợp giữa tay và mắt cùng sự vận động giữa các cơ.

Độ tuổi thích hợp:

9 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Bát ăn cơm nhỏ, cốc, một chút nho khô.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Cho một ít nho khô vào bát, chuẩn bị một chiếc cốc để không.
  • Trước tiên, mẹ nhặt một hạt nho khô cho vào miệng nhai, nói “ngọt quá”, trẻ sẽ với tay cầm lên.
  • Mới đầu trẻ có thể không cầm được viên nho khô nào, lúc đó mẹ phải làm mẫu lại cho trẻ một lần nữa, khuyến khích trẻ dùng ngón tay cái và ngón trỏ để cầm, trẻ sẽ học theo mẹ, dùng ngón cái và ngón trỏ cầm nho khô lên và lại đặt vào trong cốc.
  • Khi mới bắt đầu, có thể trẻ sẽ nắm cả vốc luôn, khi đó, mẹ phải làm mẫu lại thật tỉ mỉ, khi trẻ có thể tự cầm nắm được rồi, mẹ hãy khuyến khích cổ vũ trẻ.

Lời khuyên

  • Theo sát trẻ, cẩn thận đề phòng trẻ cho nho khô vào miệng.
  • Để trẻ học các lấy nho khô là vì nho khô mềm lại nhỏ, không dễ gì lăn đi, trẻ cầm lên không quá khó khăn.

Phát triển trí tuệ

Thông thường, khi được 3 tháng tuổi, trẻ có thể tập cách cầm nắm. Đến lúc 5 tháng tuổi mới học được, và phải đến tháng thứ 8 trở đi mới có thể luyện tập cầm nắm một cách nhẹ nhàng thoải mái, và đến tháng thứ 10 mới có thể học thành thạo.

Điều đó cho thấy, tuy trẻ có thể biết cầm nắm sớm, hoặc biết co nắm năm ngón tay, nhưng trẻ vẫn chưa thể nhẹ nhàng cầm nắm chính xác mục tiêu, mắt và tay vẫn chưa thể phối hợp nhịp nhàng, do đó việc luyện tập cầm nắm, bốc nho khô lúc này có thể rèn luyện khả năng phối hợp giữa tay và mắt cho trẻ.

Lấy lên và bỏ xuống

Trò chơi với hộp giấy

Bồi dưỡng kỹ năng:

Qua việc bám vào các vật để đứng lên, bước đi, dạy trẻ nhận biết các hình ảnhckhác nhau, đồng thời nhận biết và ghi nhớ thứ tự sắp xếp của các hình.

Độ tuổi thích hợp:

9 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Hộp giấy lớn, keo, hình ảnh (các con vật, cây cối, hoa quả, xe ô tô, mỗi thứ một hình).

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ chuẩn bị cho trẻ một chiếc hộp giấy lớn 45-50 cm, dán các hình ảnh về cây cối, con vật, hoa quả, xe ô tô vào bốn phía xung quanh thành hộp.
  • Mẹ hướng dẫn trẻ bò đến gần hộp giấy, để trẻ dùng tay bám vịn vào hộp giấy đứng lên, bước đi. Mẹ có thể chỉ vào một hình ảnh nào đó, rồi nói với trẻ: “Đây là ô tô, nó bấm còi bim bim”, để cho trẻ nhận ra chiếc xe ô tô trong hình.
  • Khi trẻ đã nhận biết được hình có ô tô, mẹ lại dắt trẻ đi vòng quanh hộp giấy, đi đến phía không có hình ô tô, mẹ bèn hỏi: “Xe ô tô đâu rồi?”, để xem trẻ có thể lần theo hộp giấy tìm được hình có ô tô hay không.
  • Đợi khi trẻ nhận biết được các hình vẽ, mẹ hỏi đến bức hình nào, trẻ đều bước nhanh về hình đó và chỉ ra hình mà mẹ hỏi.

Lời khuyên

Tốt nhất các nội dung trong hình phải khác nhau và không cùng chủng loại, vì nếu nội dung có sự khác biệt lớn thì mới khiến trẻ dễ phân biệt, như các bức hình có nội dung khác nhau, có mèo, có ô tô, có hoa, có quả táo hoặc có một cô gái.

Phát triển trí tuệ

Đây là trò chơi kết hợp vận động và nhận biết sự vật. Sau khi chơi vài lần trò chơi này, trẻ có thể nhớ được thứ tự sắp xếp của các hình ảnh, như biết được phía sau hình chú mèo con là hình chiếc ô tô, trẻ sẽ tìm hình chú mèo trước rồi lật lại là tìm được hình có ô tô.

Trò chơi với hộp giấy

Lựa chọn đồ chơi và trò chơi cho bé theo tháng tuổi vừa an toàn vừa mang lại niềm vui cho bé luôn là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng quan tâm. Cùng tham khảo tại đồ chơi em bé để lựa chọn cho con những món đồ chơi thích hợp nhất nhé!

Đang xem: Các trò chơi cho bé theo tháng tuổi giúp con phát triển

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger