Gợi ý những trò chơi đơn giản cho trẻ dưới 1 tuổi (phần 2)

Gợi ý những trò chơi đơn giản cho trẻ dưới 1 tuổi (phần 2)

Gợi ý những trò chơi đơn giản cho trẻ dưới 1 tuổi (phần 2)

Chơi không chỉ giúp bé vui vẻ, hoạt bát; mà quan trọng hơn, thông qua trò chơi, mẹ sẽ dạy bé cách nhớ tên, màu sắc và kích thước của đồ vật... Sau đây là gợi ý những trò chơi đơn giản cho trẻ dưới 1 tuổi (phần 2) mà chúng tôi tổng hợp.

7. Trò chơi phát triển vị giác

Nếm thử thật nhanh các vị khác nhau sẽ kích thích sự nhận biết vị giác cũng như đem lại cho bé trải nghiệm qua trò chơi trước giai đoạn “ăn dặm”chính thức.

Chuẩn bị:

Một miếng cam/chanh nhỏ

Cách chơi:

  • Cho bé liếm nhẹ lên miếng cam, chanh...
  • Quan sát phản ứng của bé.

Lưu ý: có thể lặp lại trò chơi đơn giản cho trẻ này với các đồ ăn kích thích vị giác khác nhau, cho bé tiếp xúc nhanh đầu lưỡi để tạo phản xạ.

Trò chơi phát triển vị giác

8. Bé chơi bột mì

Một dạng trò chơi đơn giản cho trẻ để kích thích các nhận biết của bé cũng như đem lại cho bé những khoảnh khắc khám phá thật mới mẻ.

Chuẩn bị:

  • Một khay rộng sạch
  • Khoảng nửa bát đến một bát con bột mì sạch

Thực hiện:

  • Bé ngồi vào vị trí, hoặc nếu có ghế ăn mẹ đặt bé ngồi trên ghế ăn.
  • Phía trước mẹ đặt khay rộng.

Cách chơi:

  • Mẹ rắc một lượng nhỏ bột mì vào khay.
  • Bé sẽ chú ý quan sát và phản xạ tự nhiên sò vào bột mì.
  • Sau đó, rắc thêm bột mì vào tay bé, để bé tự mân mê và khám phá.
  • Mẹ có thể cầm ngón tay bé để vẽ các hình trên bề mặt bột mì.

Bé chơi bột mì

9. Rút đồ trong hộp

Tận dụng hộp giấy ăn và các loại khăn, dây dài phù hợp, cha mẹ có thề tạo nên trò chơi đơn giản cho trẻ giúp bé vừa vận động tinh, vừa tò mò khám phá và vượt qua thử thách.

Chuẩn bị:

  • Hộp giấy ăn dùng hết lõi, nếu có hộp gỗ hoặc chất liệu cứng cáp sẽ giúp ổn định hơn khi bé rút
  • Các loại khăn và dây có sẵn ồ nhà: khăn bóng bay, tất quần, ruy băng...

Thực hiện:

  • Nối các loại khăn và dây vào với nhau bằng cách thắt nút hai đầu.
  • Nhét vào hộp giấy, để thừa một đoạn bên ngoài.

Cách chơi:

  • Bé cầm đầu thừa bên ngoài để rút ra.
  • Mỗi lần rút là một chất liệu khác nhau, loại vải khác nhau và nhiều khi với đoạn nút dày dặn (như quần tất) thì bé phải dùng sức mới kéo ra được.
  • Khi bé rút ra hết, mẹ nhớ thưởng cho bé nụ hôn thật kêu nhé.

Rút đồ trong hộp

10. Cùng lăn nào

Những vật dụng có thể lăn được từ đồ dùng sẵn có ở nhà sẽ là món trò chơi đơn giản cho trẻ để kích thích bé vận động thô, phối hợp bò trườn và còn giúp bé luyện tập tính kiên trì nữa.

Chuẩn bị:

Chai nước bằng nhựa (mẹ có thể bỏ vào trong chai những thứ màu sắc, lấp lánh để thu hút bé), hay có thể tận dụng các lon sữa dùng hết, rửa thật sạch, để khô và bọc kín bằng giấy màu để thành các "trống lăn" cho con chơi.

Cách chơi:

  • Mẹ để bé nằm sấp, đặt vật lăn trước mặt để bé bò tới lấy.
  • Khi bé gần chạm được, mẹ đầy nhẹ để vật lăn ra xa hơn một chút.
  • Cổ vũ, động viên bé.
  • Làm vài lần, cuối cùng khi bé lấy được, mẹ ôm bé và hôn bé khen thưởng.

Cùng lăn nào

11. Hộp đa giác quan

Hộp đa giác quan "Sensory bin" là một dạng trò chơi với các món đồ, vật dụng khác nhau được đặt chung trong một chiếc hộp. Chính sự tiếp xúc với các nguyên liệu, chất liệu đa dạng sẽ kích thích các giác quan của bé khi tương tác. Hơn thế, hộp đa giác quan còn được đánh giá là một trong những dạng trò chơi hỗ trợ sự sáng tạo, tưởng tượng của bé nữa đấy.

Chuẩn bị:

Một chiếc hộp nhựa rộng lòng (mẹ có thể tận dụng các chậu nhựa có sẵn ở nhà hoặc khay/thùng các tông to cắt một nửa miệng trên)
Các nguyên liệu "nền”: Tùy điều kiện thực tế, mẹ có thể lựa chọn nguyên liệu "nền” là nước, cát, hạt khô... hay thậm chí là vài các vật dụng trong hộp: Tận dụng các món đồ có sẵn, quanh nhà hay đồ chơi của con để cho vào hộp "đa giác quan” phù hợp nhất. Ví dụ:

  • Nếu nguyên liệu “nền” là nước, hãy sử dụng các món đồ phù hợp môi trường nước như đá, sỏi, đồ chơi nổi mặt nước...
  • Nếu nguyên liệu “nền” là cát, chuẩn bị các món đồ chơi bằng nhựa, các hộp nhỏ, thìa xúc...
  • Nếu nguyên liệu “nền” là hạt khô thì sử dụng các đồ chơi bằng gỗ, cây nhựa... Hoặc thậm chí, mẹ có thể tạo ra các sensory bin theo từng "chủ đề” cho con. Ví dụ như khay cát chủ đề BIỂN, hộp nhựa đựng hạt muồng muồng chủ đề TRANG TRẠI.

Thực hiện:

  • Đặt nguyên liệu "nền” vào hộp/khay trước.
  • Lần lượt cho các vật dụng, đạo cụ có sẵn khác vào.

Cách chơi:

  • Bé sẽ tự chơi theo tưởng tượng của chính mình dưới sự giám sát của mẹ.
  • Mẹ có thể chỉ cho bé tên các vật dụng, nguyên liệu bằng cách cầm tay bé sờ vào các món đó và gọi to tên gọi của chúng.

Hộp đa giác quan

12. Vẽ bằng ngón tay

Ngón tay cũng có thể trở thành một "chiếc bút lông" tô màu. Đây là hoạt động không những thú vị với các "họa sĩ nhí" khi được trực tiếp vẽ các bức tranh thật đáng yêu từ năm ngón tay xinh mà còn hỗ trợ phát triển giác quan. Hơn thế, việc lưu lại những bức tranh ngộ nghĩnh đau đời này sẽ là món quà kỷ niệm thật ý nghĩa. 

Chuẩn bị:

  • Một hộp màu nước an toàn, lưu ý chọn hộp ghi chú "non toxic" và “washable" (có thề tẩy rửa)
  • Tờ giấy trắng to.
  • Khay (cốc) đựng màu
  • Yếm hoặc áo phủ ngoài để tránh dây màu vào quần áo

Thực hiện:

  • Trước khi vẽ, mẹ có thể chì cho bé các màu sắc và nêu rõ ràng tên mỗi màu.
  • Đổ một số màu ra khay (cốc).
  • Mẹ thao tác thực hiện trước bằng cách chấm ngón tay của mẹ vào màu, sau đó chấm hoặc quệt lên giấy trắng để bé theo dõi và bắt chước theo.
  • Với bé nhỏ có thể “vẽ ngẫu hứng”, với bé lớn trên 2 tuổi có thể vẽ theo chủ đề như con vật, cây cối, người...

Đang xem: Gợi ý những trò chơi đơn giản cho trẻ dưới 1 tuổi (phần 2)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger