Học lỏm ngay các trò chơi trí tuệ cho trẻ 7 tháng - 1 tuổi

Học lỏm ngay các trò chơi trí tuệ cho trẻ 7 tháng - 1 tuổi

Học lỏm ngay các trò chơi trí tuệ cho trẻ 7 tháng - 1 tuổi

Ở các bậc làm cha làm mẹ ắt hẳn trong số chúng ta thường có câu hỏi “Đâu là trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ” vì chơi là cách để trẻ khám phá thế giới và dần dần lý giải về nó. Chúng tôi xin giới thiệu với Quý vị Phụ Huynh các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 01 tuổi giúp phụ huynh có thêm sự lựa chọn:

Khả năng tìm kiếm

Bồi dưỡng kỹ năng:

Học tập cách tìm kiếm những đồ vật, điều khiển mắt trong tầm nhìn, bồidưỡng khả năng quan sát của trẻ, nâng cao khả năng tìm tòi, hiểu được sự tồn tại của vật thể.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Bánh quy, các đồ chơi bằng vải nhung hoặc quả bóng da.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Đưa cho trẻ xem một đồ chơi mà trẻ thích, ví dụ như quả bóng da, sau đó liền giấu quả bóng đi.
  • Khoảng 30 giây sau, khi trẻ không tìm được quả bóng, liền lấy quả bóng ra đặt lên trên tay và nói: “Quả bóng ở trên tay mẹ này.”
  • Đợi sau khi trẻ phát hiện và tìm thấy quả bóng, mẹ đưa quả bóng cho bé chơi một lúc, để trẻ dùng tay đẩy quả bóng.
  • Lặp lại các động tác trên, quan sát biểu hiện và thị giác của trẻ. Mẹ sẽ phát hiện thấy rằng: Nếu đồ chơi được đem giấu đi không phải là thứ mà trẻ thích nhất, thì trẻ sẽ không quan tâm đi tìm lại; nếu là đồ chơi mà trẻ thích nhất, trẻ có thể sẽ bực tức hoặc khóc to lên.

Lời khuyên

Thời gian giấu đồ chơi không nên quá lâu, tránh để trẻ mất hứng. Trước đó, phải tìm hiểu xem trẻ yêu thích thứ gì, dùng đồ chơi mà trẻ thích thử thì mới có thể chứng minh trẻ có khả năng quan sát nhạy bén hay không.

Phát triển trí tuệ

Để kích thích trí tuệ của trẻ, bồi dưỡng khả năng quan sát, mẹ nhất định phải cho trẻ chơi trò chơi trên nhiều lần. Đồng thời, để cho trẻ khỏi thấy nhàm chán, mẹ phải dùng các phương pháp khác nhau để chơi cùng với trẻ, để trẻ tích lũy kinh nghiệm, như có thể lấy các nắp hộp, bát, gối, chăn giấu đi, rồi
cùng tìm ra.

các trò chơi trí tuệ cho trẻ

Có điện thoại

Bồi dưỡng kỹ năng:

Trò chơi gọi điện thoại vừa có thể điều chỉnh được cảm hứng ngôn ngữ của trẻ, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ, lại có thể giúp trẻ nhận biết một hình thức giao lưu với người khác, nâng cao khả năng giao tiếp.

Độ tuổi thích hợp: 

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Điện thoại đồ chơi, hai chiếc ống nghe.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Để trẻ ngồi trên giường, mẹ ngồi đối diện với trẻ.
  • Mẹ cầm điện thoại đồ chơi lên, nói vào điện thoại: “A lô, bé con có nhà không?”
  • Giúp bé cầm điện thoại lên, nói: “Con à, có điện thoại đấy, con mau nghe đi.”

Mẹ đóng liền hai vai, diễn cả mẹ và cả giọng trẻ “đáp lời”, có thể nói chuyện xem mẹ hôm nay làm gì và bé đã làm gì.

Lời khuyên

Phải khơi dậy sự nhiệt tình nói chuyện ở trẻ, cố gắng lặp lại lời của bé “i, i, a,a”, đồng thời thêm các “chú thích” tương ứng. Trong “điện thoại”, mẹ phải cố gắng thông qua việc nhấn mạnh vào từ ngữ
nào đó, tăng thêm sự lý giải và nhận biết các từ ngữ thường dùng hàng ngày, như “đi tè”, “đói rồi”, “vui”, “xinh đẹp”,...

Phát triển trí tuệ

Mẹ phải tạo thói quen hay nói chuyện với bé, sau khi bé tỉnh ngủ, mẹ có thể nói với trẻ bằng ngữ điệu chậm rãi, âu yếm để nói cho trẻ biết bạn đang làm gì, thời tiết hôm nay ra sao, trong người mình thấy thế nào, ví dụ như: “Con à, mẹ đang thay tã cho con đấy, con ngủ có mơ thấy mẹ không? Mẹ yêu con lắm”, ... Có thể trò chuyện với trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2-3 phút.

các trò chơi trí tuệ cho trẻ

Hiểu nghĩa của từ “KHÔNG”

Bồi dưỡng kỹ năng: 

Để trẻ biết cách tự bảo vệ mình, biết tiết chế các hành động, đồng thời phối hợp chỉ lệnh để có các động tác tương ứng.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Các thực phẩm ăn được, những thứ đồ chơi không ăn được.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Khi trẻ đưa những thứ không thể ăn được (như pin, phích cắm, que diêm, ...) lên miệng, mẹ phải lắc tay thật mạnh hoặc biểu thị thái độ kèm theo từ “không” một cách nghiêm khắc biểu thị ý là trẻ không được cho vào miệng.
  • Nếu trẻ vẫn cầm đồ chơi đó cho vào miệng, mẹ phải giằng thứ đó ra khỏi tay trẻ, và nói cho trẻ biết là “không ăn được”, khi đó có trẻ nghe lời, cũng có trẻ sẽ khóc to lên biểu thị phản đối.
  • Cho dù là trẻ khóc như thế nào đi nữa, mẹ cũng nhất định phải có thái độ kiên quyết, không được nhượng bộ, tốt nhất là thay một thứ nào đó có thể ăn được đưa cho trẻ. Chỉ cần mẹ kiên trì, trẻ sẽ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của từ “không”, và sẽ từ từ nghe lời.

Lời khuyên

  • Đối với những thứ mà trẻ không được đụng đến, thái độ của người thân phải nhất quán. Những thứ không thể làm trước mặt mẹ, thì trước mặt bố và ông bà cũng không được làm, có như vậy trẻ mới biết giữ quy tắc.
  • Dạy trẻ biết tiết chế các hành động, mong muốn của mình, biết lắng nghe ý kiến của mẹ, tất cả những điều này đều có ý nghĩa, tác dụng đối với trẻ, cần nắm bắt thời cơ dạy trẻ lúc trẻ vừa mới hiểu được ý nghĩa của từ “không”. Đợi khi trẻ đã biết cái gì cũng là “của con”, thì muốn dạy cũng đã muộn.

Phát triển trí tuệ

Có rất nhiều trò chơi có thể dạy trẻ hiểu được ý nghĩa của từ “không”, như: khi mẹ cho trẻ ăn, nếu bát hơi nóng, có thể nắm lấy tay trẻ, để trẻ sờ vào bên ngoài bát, nói “bát nóng, không được chạm vào”. Như thế, trẻ sẽ biết được nóng là như thế nào, và cũng biết được bát nào nóng không thể sờ vào, tránh bị bỏng.

Hiểu nghĩa của từ “KHÔNG”

Ngoài ra còn có các trò chơi trí tuệ cho trẻ khác rất thú vị tại đồ chơi thông minh, tại đây với vô vàn sự lựa chọn cho mẹ và bé. Hãy cùng chúng tôi khám phá thế giới đồ chơi mới lạ giúp phát triển trí não của bé nhé!

Đang xem: Học lỏm ngay các trò chơi trí tuệ cho trẻ 7 tháng - 1 tuổi

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger