Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi mầm non

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi mầm non

Ngày nay, cha mẹ có thề dễ dàng chọn đồ chơi cho bé với vô vàn kiểu loại, công năng, nhưng làm thế nào để chọn cho con món đồ chơi phù hợp, an toàn, có tính giáo dục cao vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ dành cho các bậc cha mẹ có bé ở độ tuổi mầm non.

1. Chọn đồ chơi đa giác quan và tương tác chơi nhiều kiểu

Đa số các bé yêu thích việc tháo ra, lắp lại, kéo ra, kéo vào, xếp chồng lên nhau,... các đồ vật. Hãy chọn đồ chơi kích thích đa giác quan để thu hút bé chơi nhiêu cách khác nhau vói cùng một món đồ. Đồ chơi dạng này có thể là: những hình khối bằng gỗ, khối nhựa đa chiều, lego... Bé có thể sử dụng chúng đề tạo nên các con đường, sở thú, cây cầu, ngôi nhà hay bất kỳ thứ gì mà bé tưởng tượng ra. Cốc giấy, cốc nhựa nhiều màu... dùng xếp tháp, dùng làm hàng ki ném bowling, giấu đồ đoán vật, tô màu trang trí, dùng áp sát tai giả và làm điện thoại... Với những bé nhỏ hơn, lúc này các dạng đồ chơi về sensory hỗ trợ kích thích giác quan, vận dụng các đầu ngón tay (vận động tinh) để khám phá, chẳng hạn như sách vải, dụng cụ nhạc handmade,... vừa giúp luyện bé sự nhạy bén với âm thanh, vừa rèn luyện vận động thô để lấy dụng cụ.

Chọn đồ chơi đa giác quan và tương tác chơi nhiều kiểu

2.  Những món đồ chơi sẽ song hành trong quá trình lớn lên của trẻ

Nhiều khi đồ chơi được mua về nhưng bé chỉ chơi một hai lần rồi chẳng bao giờ ngó ngàng tới nữa. Thay vì chỉ tìm mua đồ chơi cho bé ở độ tuổi nhất định, cha mẹ còn nên tìm những thứ bé có thể chơi ở nhiều giai đoạn phát triển. Chẳng hạn những con thú nhựa, bé dưới 2 tuổi có thể chơi bằng cách dùng hộp đựng giày để làm nhà cho chúng, nhưng khi lớn lên cũng với những con thú đó, bé lại biến chúng thành nhân vật trong các câu chuyện. Hay với bé gái, búp bê là món đồ chơi không thể thiếu. Khi bé còn nhỏ, búp bê dùng trong các trò chơi sinh hoạt hằng ngày như cho búp bê ăn, ngủ, đi chơi... Khi bé lớn, trò chơi thời trang với các món phục trang khác nhau giúp bé học cách nhận biết, phối đồ và qua đó gián tiếp học về tính thẩm mỹ, màu sắc. Rồi những con rối ngón tay, lúc bé còn nhỏ chúng giúp mẹ kể sinh động hơn các câu chuyện đơn giản, ngắn gọn; lớn lên bé có thể tự diễn kịch với các con rối ấy giúp tăng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm sinh động... 

3.  Chọn đồ chơi kích thích khám phá và luyện tập khả năng giải quyết vấn đề

Như chúng ta đều biết, chính thông qua các hoạt động trò chơi, trẻ có cơ hội luyện tập những kỹ năng cần thiết. Vậy nên các chuyên gia thường khuyên cha mẹ chọn cho bé loại đồ chơi mà bé có thể tự tìm ra cách chơi, phát triển tư duy logic và luyện tập tính kiên nhẫn, xếp hình từ những miếng ghép, chơi đất nặn, vẽ, tô màu... đều giúp bé xây dựng khả năng tư duy logic, luyện vận động tinh, luyện sự kết hợp tay - mắt.

Chọn đồ chơi kích thích khám phá và luyện tập khả năng giải quyết vấn đề

4.  Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ năng động

Sau khi chào đời, mỗi ngày bé lại thêm linh hoạt hơn, tự tin hơn với các vận động của cơ thể mình. Cha mẹ hãy chọn đồ chơi làm sao giúp bé tối ưu hóa các chức năng vận động cùa cơ thể, linh hoạt và khéo léo hơn nữa. Những đồ chơi dạng này có thể là: bóng nhiều kích cỡ, xe đạp, xe đẩy chân, các trò chơi vận động tự tạo. 

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ năng động

5.  Hãy cho trẻ cơ hội chơi với những đồ vật “thật”

Tâm lý chung của cha mẹ khi cho trẻ tiếp xúc hay “chơi” với các đồ vật thật trong nhà là sợ đồ bị vỡ, bể, rơi, làm bẩn, bóp méo... và thậm chí là không an toàn với con. Nhưng trên thực tế, không gì gần gũi vởi trẻ em hơn là những thứ chúng được nhìn thấy và tiếp xúc thường xuyên trong nhà. Chẳng hạn bộ nồi xoong chảo nấu ăn của mẹ có thể khiến bé hứng thú với những âm thanh rộn rã. Với cha mẹ, những tiếng đập vung nồi nghe thật bực mình, nhưng'với trẻ lại là cơ hội để khám phá ra một bất ngờ thú vị, một "công năng thứ hai”. Chiếc chăn ở nhà chỉ cần căng ngang một sợi dây thật chắc là có thề tạo thành túp lều cho một buổi nằm ngắm trăng (có thể tắt đèn và bật đèn pin) rồi thủ thì nghe kể chuyện...

Hoặc ba mẹ cùng bé sáng tạo ra những đồ chơi “như thật” để bé chơi trò chơi đóng vai. Những trò chơi nấu ăn, làm bác sĩ, phi công, thiết kế thời trang... sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội, khả năng sáng tạo, tối ưu hóa trí thông minh ngôn ngữ.

6.  Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ phát triển sự sáng tạo

Khả năng sáng tạo là sự hội tụ của nhiều yếu tố như khả năng nhận thức, tinh thần cá nhân, cảm xúc và cả nhưng yếu tố từ môi trường. Trong đó, việc lựa chọn các món đồ chơi phù hợp giúp tạo ra môi trường khuyến khích sự sáng tạo của con trẻ. Đó là bút sáp, màu vẽ và những tờ giấy để con thoải mái vẽ những gì con suy nghĩ, tưởng tượng. Là các trò chơi hóa trang và đóng giả nhân vật, các loại đồ chơi tái chế như thùng các tông để làm ngôi nhà thu nhỏ, làm thành chiếc thuyền hay giường ngủ cho búp bê...

Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ phát triển sự sáng tạo

7.  Đồ chơi thủ công, tự chế

"Bọn trẻ thường thích chơi những thứ... không phải đồ chơi.” Đó là một kinh nghiệm được rất nhiều ông bố bà mẹ đúc rút ra. Bao món đồ chơi đắt tiền chúng chơi một xíu là chán, nhưng lại có thể ngồi mê mải với vài thứ lặt vặt mà chúng lôi từ “xó xỉnh” nào đó ra. Thực tế nếu cha mẹ để ý, sẽ thấy trẻ có biệt tài biến hóa những thứ quanh mình thành các món đồ chơi hết sảy. Nếu có thêm chút định hướng và hỗ trợ của cha mẹ thì sẽ càng hay. Hộp sữa đã dùng hết hay thùng các tòng đựng ti vi, que kem, cốc giấy... đều có thể trở thành món đồ chơi màu sắc đáng yêu. Cách chơi như vậy kích thích khả năng sáng tạo không giới hạn của bé, giúp bé tập trung hơn, khéo léo hơn. Với bé lớn một chút, việc tham gia vào các công đoạn để tạo ra đồ chơi sẽ đem lại cho bé sự hào hứng, tự tin và hiểu được giá trị của việc lao động.

8.  Đồ chơi có sự tương tác với người khác

Bên cạnh việc chơi độc lập, khi bé đến giai đoạn tầm 2 tuổi đi mẫu giáo, tiếp xúc với môi trường mở hơn, các loại đồ chơi tương tác với bạn bè, thậm chí ngưòi thân góp phần giúp bé biết cách xử lý vấn đề, kiên nhẫn chờ tới lượt và có những cách ứng xử phù hợp với các tình huống khi chơi cùng người khác. Một số ví dụ về những trò chơi dạng này là trò chơi với các miếng ghép hình, trò chơi về thể hình, trò chơi vận động cần 2 người tham gia trở lên như chuyền bóng...

Đồ chơi có sự tương tác với người khác

Hãy cùng bé khám phá những cung bậc cảm xúc thú vị từ những trò chơi trong nhà đến những hoạt động vận động giữa thiên nhiên. 
 
 

Đang xem: Lưu ý khi chọn đồ chơi cho trẻ ở độ tuổi mầm non

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger