Tổng hợp các trò chơi cho trẻ em dưới 1 tuổi hay và thú vị nhất

Tổng hợp các trò chơi cho trẻ em dưới 1 tuổi hay và thú vị nhất

Tổng hợp các trò chơi cho trẻ em dưới 1 tuổi hay và thú vị nhất

Trong giai đoạn này, bé rất thích và cũng rất cần có một người chơi cùng. Có những bạn cùng tuổi chơi cùng thì sẽ rất vui, tuy nhiên các bé chưa thể tự chơi cùng nhau. Do đó, vai trò dẫn dắt và chơi cùng của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những trò chơi cho trẻ em và mẹ có thể chơi cùng nhau để vừa chơi vừa phát triển kỹ năng cho bé, mẹ nhé!

Cầm đồ chơi đứng lên và đi

Bồi dưỡng kỹ năng:

Trẻ có thể cầm được đồ chơi đứng lên, tập cho trẻ những bước đi đầu tiên. Thông qua việc luyện tập, trẻ có thể chống đỡ cơ thể bằng một chân, và học cách đứng thăng bằng, tạo cơ sở để trẻ tự đi một mình.

Độ tuổi thích hợp:

8 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Nôi hoặc thảm.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Hạ thấp giát giường c nôi xuống để từ thà nôi đến giát cao khoảng 50 cm.
  • Sau khi trẻ ngủ dậy, giúp trẻ bám vào thành đứng lên, hai tay trẻ bám vào thành nôi đi men theo thành nôi.
  • Nếu như trong nhà không có nôi để hạ xuống, mẹ có thể để trẻ chơi ở trên thảm hoặc bám vào ghế, trẻ sẽ bám vào thành ghế để đứng lên. Hai tay bám vào ghế hoặc thành nôi bước rộng chân tập đi.
  • Cũng có thể xếp ghế thành hàng, khoảng cách giữa các ghế là 30 cm. Trẻ sẽ bám vào ghế đi men theo hàng ghế. Giơ tay ra bám vào từng cái ghế để đi từ từ.

Lời khuyên

Rất nhiều gia đình thích dùng xe tập đi để cho trẻ học đi. Nhưng xe tập đi có một vòng nhỏ xung quanh người trẻ, tuy có thể luyện tập bước đi, nhưng ở trong xe, trẻ không cần tự mình giữ thăng bằng, vì thế không ít trẻ đứng không vững hoặc khó mà tự đi một mình được, khiến việc học đi bị kéo dài hơn.

Phát triển trí tuệ

Trẻ cũng có thể biết bám tay vào tay vịn của ghế, của sofa hoặc thành của nôi để tự mình tìm cách ngồi dậy, đứng lên. Những chiếc xe bằng tre trúc ngày xưa cũng thuận tiện cho trẻ học cách tự ngồi dậy, trẻ nằm trên xe rất dễ nắm lấy hai thành hai bên để ngồi dậy.

Cầm đồ chơi đứng lên và đi

Nhảy cóc

Bồi dưỡng kỹ năng:

Để trẻ làm động tác nhảy cóc một cách bị động, rèn luyện các cơ ở đùi của trẻ và sự co giãn của khớp gối, chuẩn bị cho trẻ tập đi sau này. Đồng thời, người của trẻ cũng lắc lư theo tiết tấu điệu nhạc, còn có thể bồi dưỡng tính cách hoạt bát vui vẻ cho trẻ, giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc.

Độ tuổi thích hợp:

8 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Giường hoặc thảm.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Để trẻ đứng thẳng, lưng đối diện với mẹ đang ngồi, mẹ đỡ lấy lưng trẻ từ phía sau, để trẻ nhảy theo giai điệu của bài hát.
  • Trong quá trình nhảy, mẹ có thể dạy trẻ tập hát: “Kìa chú là chú ếch con, có 0hai là hai mắt tròn...”
  • Khi hát đến đoạn nào có chữ “nhảy, tung tăng” thì người mẹ lại bế trẻ lênnhún nhảy, để hai đùi của trẻ được nhảy tự do.

Lời khuyên

Cũng có thể đứng phía sau lưng trẻ, đỡ trẻ trực tiếp nhảy về phía trước. Vừanhảy, vừa hát “kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn”.

Phát triển trí tuệ

Người mẹ có thể vừa hướng dẫn trẻ vận động nhảy, vừa dạy trẻ hát bài chú ếch con: kìa chú là chú ếch con, có hai là hai mắt tròn... Thậm chí người mẹ còn có thể dựa vào hình ảnh trong bài hát để làm các động tác mô phỏng chú ếch để vui đùa cùng trẻ.

Nhảy cóc

Nhận biết giày mới

Bồi dưỡng kỹ năng:

Dạy trẻ biết phân biệt giày mới - giày cũ, giày to - giày nhỏ, dạy trẻ động tác “đưa chân ra”.

Độ tuổi thích hợp:

8 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Thảm, một đôi giày mới (cho trẻ), hai đôi giày cũ (cả giày của mẹ và giày của trẻ).

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Để một đôi giày mới của trẻ, hai đôi giày cũ của trẻ và của mẹ ra trước mặt trẻ.
  • Khi mẹ hỏi trẻ: “Con yêu, giày mới của con ở đâu nhỉ?” lúc đó trẻ sẽ tiến đến phía trước chỉ vào đôi giày mới của mình.
  • Mẹ lại tiếp tục chỉ vào đôi giày cũ, hỏi trẻ: “Con à, thế đôi giày này là của ai nhỉ?” Thông thường lúc đó trẻ đều cúi xuống nhìn đôi chân xinh xinh của mình, thậm chí là cười tủm tỉm. Điều đó chứng tỏ trẻ biết rõ đôi giày đó là của mình.
  • Khi đó mẹ nên nói: “Thế con thích đôi giày nào nhất?”, trẻ sẽ quan sát một lúc rồi chọn đôi giày mới.
  • Khi giày bị rơi, mẹ lại hỏi: “Giày đâu rồi nhỉ?”, trẻ sẽ quay lại tìm, vì thường giày là thứ mà trẻ yêu thích.

Lời khuyên

Một số trẻ còn thích đi giày cũ của bố mẹ để nghịch, mẹ không nên ngăn cản hành động thích khám phá này, nhưng phải cẩn thận tránh để trẻ xỏ vào đi rồi bị ngã.

Phát triển trí tuệ

Khi trẻ được khoảng 8 tháng tuổi thì trẻ đã biết được tác dụng của giày dép. Nghiên cứu cho thấy, lúc này trẻ rất thích chơi với giày dép, đặc biệt là thích nghịch giày dép của mẹ, và còn biết xỏ thử vào để đi. Đó là vì trẻ rất hiếu kì, thích khám phá. Ở giai đoạn này, mẹ càng không cho trẻ chạm vào thứ gì thì trẻ càng thích chạm vào, cho nên mẹ không nên có ý ngăn cản, đợi khi trẻ chơi chán rồi sẽ không chơi nữa.

Nhận biết giày mới

Ngoài ra còn có các trò chơi cho trẻ em khác rất thú vị tại đồ chơi thông minh, tại đây với vô vàn sự lựa chọn cho mẹ và bé. Hãy cùng chúng tôi khám phá thế giới đồ chơi mới lạ giúp phát triển trí não của bé nhé!

Đang xem: Tổng hợp các trò chơi cho trẻ em dưới 1 tuổi hay và thú vị nhất

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger