Trò chơi thông minh dành cho trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ nên biết

Trò chơi thông minh dành cho trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ nên biết

Trò chơi thông minh dành cho trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ nên biết

Trong năm đầu đời, hệ thần kinh và trí não của bé phát triển mạnh mẽ nhất và phát triển với một tốc độ nhanh chóng gấp nhiều lần so với các cơ quan khác. Vì thế việc lựa chọn các hoạt động vui chơi cùng bé là việc cần thiết. Với độ tuổi này ba mẹ không cần những món đồ chơi quá đắt tiền hay phức tạp, cầu kỳ. Điều vô giá nhất đối với bé trong thời gian này chính là ba mẹ, người sẽ đồng hành và giúp con phát triển toàn diện và hiệu quả. Dựa vào độ tuổi của bé mà ba mẹ có thể lựa chọn trò chơi thông minh phù hợp giúp bé phát huy tối đa về thể chất và não bộ.

Ô là la, trời mưa rồi!

Bồi dưỡng kỹ năng:

Luyện cho các cơ tay và ngón tay của trẻ thêm linh hoạt, khả năng phối hợp giữa hai tay, nâng cao hơn nữa khả năng nhận biết màu sắc của trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Các giấy màu đã qua sử dụng.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mở hết những tờ giấy ra trước mặt trẻ, trước tiên mẹ làm mẫu cho trẻ xem xé giấy như thế nào, vừa xé vừa vui vẻ nói với trẻ “xé nào, xé nào”.
  • Nắm lấy hai tay của trẻ, giúp trẻ hoàn thành động tác xé giấy. Chú ý đến sự phối hợp giữa hai tay của trẻ, sau khi trẻ đã có ý thức về việc xé giấy, có thể buông tay ra để trẻ tự xé.
  • Mẹ nắm lấy tay bé, giơ cao hai cánh tay lên, lòng bàn tay úp xuống dưới, sau đó từ từ nới lỏng tay ra, để những miếng giấy vụn vừa xé xong rơi tự do xuống đất, đồng thời kết hợp nói: “Ố là la, trời mưa rồi! Trời mưa to rào rào, trời mưa nhỏ lất phát, cả mưa to lẫn mưa nhỏ, bé nhìn thấy cười ha ha.”
  • Khuyến khích trẻ xé giấy giống như mẹ, giơ hai tay lên, lòng bàn tay úp xuống, sau đó xòe tay ra, để mẩu giấy rơi xuống.

Lời khuyên

  • Trông giữ trẻ chu đáo, tránh để trẻ cho giấy vào mồm.
  • Phải chọn loại giấy màu mềm, không dùng loại giấy cứng, giòn để tránh làm trẻ bị thương.
  • Không để trẻ tự do xé giấy để trẻ biết một số quy định.

Phát triển trí tuệ

Nghiên cứu cho thấy, xé giấy có thể giúp trẻ luyện tập được các cơ ở tay, và khả năng phối hợp giữa hai tay, bên cạnh đó, âm thanh khi xé giấy đem lại cho trẻ cảm giác thích thú, nhưng cũng không được để trẻ tùy tiện xé mọi loại giấy tờ. Bởi vì trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên phải biết nhìn hình để nhận biết sự vật, nếu trẻ hình thành ấn tượng coi rằng giấy là có thể xé, thì sau này rất khó thay đổi.

Trên cơ sở đó, để tránh việc trẻ cứ thấy giấy là xé, có thể mua hoặc tự chế ra những quyển sách cho trẻ mà không sợ bị xé rách. Như mua một số túi ni lon trong suốt lồng vào các trang, rồi khâu chặt lại. Trẻ thích các hình ảnh trong sách, sẽ lấy tay túm lại, tờ giấy sẽ bị nhàu nhưng không rách, và cũng không sợ trẻ ăn phải giấy.

Vận chuyển

Bồi dưỡng kỹ năng:

Rèn luyện khả năng vận động cơ thể của trẻ; luyện tập tính liên quan trong các động tác và khả năng phối hợp và chuyển đổi, tăng cường tính tự nhiên của động tác; bồi dưỡng khả năng tập trung chú ý, khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, kích thích tính tò mò và tính chủ động, thúc đẩy tư duy động
tác cho trẻ.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Bánh quy, hai đĩa nhựa sạch.

Phương pháp và các bước thực hiện:

  • Mẹ để 10 chiếc bánh vào đĩa, sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ cầm một chiếc bánh lên để sang đĩa thứ hai.
  • Hướng dẫn các động tác như trên cho trẻ, lần lượt đưa từng chiếc bánh sang đĩa thứ hai.
  • Mỗi khi trẻ hoàn tất việc vận chuyển mẹ phải khích lệ trẻ hoặc tặng cho trẻ một chiếc bánh.
  • Lặp lại các động tác trên, mẹ có thể ngồi bên cạnh đếm số lần trẻ chuyển hết bánh sang đĩa, để trẻ cảm nhận được mối quan hệ logic giữa vật và số lượng.

Lời khuyên

Trò chơi trên chủ yếu là để rèn luyện khả năng vận động cơ thể cho trẻ, cũng như tính liên quan, tính phối hợp của động tác, chứ không phải là để dạy trẻ biết đếm.

Phát triển trí tuệ

Giữa não bộ và việc rèn luyện khả năng vận động ngón tay có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Bởi vì giữa ngón tay và não bộ có mối quan hệ rất rộng, nếu ngón tay của trẻ linh hoạt, thì xúc giác của trẻ rất tốt, sau này sẽ rất thông minh, có tính sáng tạo cao, tư duy của trẻ do đó cũng tốt hơn. Tức là: sự phát triển của khả năng động tác tại các cơ thịt của tay trẻ có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng tư duy cho trẻ.

Vận chuyển

Cầm cốc nước uống

Bồi dưỡng kỹ năng:

Giúp trẻ có thể tự uống nước bằng cốc, từ đó nâng cao khả năng tự xử lý, tạo nền móng cho việc uống sữa bằng cốc.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Cốc có bộ phận tay cầm.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Dùng cốc có hai tay cầm hoặc cốc có bộ phận tay cầm, cho khoảng 5 ml nước đun sôi để nguội vào. Mẹ đỡ đáy cốc, sau đó để trẻ cầm vào hai bên của cốc và tự uống nước.

Lời khuyên

Phải chú ý đến lượng nước trong cốc, phải từ ít đến nhiều.

Phát triển trí tuệ

Các chuyên gia cho biết, tốt nhất là trẻ 6 tháng tuổi nên bắt đầu thử để trẻ dùng cốc uống nước. Trẻ ở giai đoạn này đã có khả năng cầm nắm nhất định, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn mút, vẫn chưa biết “uống”, phải để trẻ chuyển dần từ mút sang uống, trước tiên phải dạy trẻ biết đưa cốc lên miệng
một cách chính xác. Tuy 6 tháng tuổi được công nhận là thời gian tốt nhất để cho trẻ chuyển từ bú bình sang dùng cốc, nhưng trẻ cũng cần phải có quá trình học tập thích ứng, vì thế bố mẹ không nên quá nôn nóng muốn đạt kết quả ngay. Khi mới bắt đầu, để trẻ cầm cốc bằng hai tay, mẹ giúp trẻ đưa cốc lên miệng. Đợi khi trẻ đã cầm vững cốc rồi, mẹ có thể không cần giúp nữa, để trẻ tự đưa cốc lên miệng.

Cầm cốc nước uống

Nhận biết bộ phận cơ thể

Bồi dưỡng kỹ năng:

Để trẻ nhận biết bộ phận cơ thể, nhớ hiểu ngôn ngữ.

Độ tuổi thích hợp:

7 tháng tuổi.

Chuẩn bị trò chơi:

Hình ảnh về các bộ phận cơ thể.

Phương pháp và các bước thực hiện:

Nếu trẻ biết bắt tay người khác, hãy nói với trẻ “đưa tay ra”, trẻ sẽ biết đưa tay ra bắt tay người khác, trẻ học được cách đưa tay ra khi mẹ nói “tay”, và biết được bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình. Nhưng sau lần đầu tiên học được đó mẹ phải nhớ là luyện tập lại nhiều lần nữa, như vậy trẻ mới nhớ lâu. Mẹ không cần phải theo trình tự, nếu trẻ thích vỗ tay, thì có thể bắt đầu từ việc vỗ tay.

Lời khuyên

Khi bắt đầu, mẹ phải tiến hành từ bộ phận mà trẻ quen nhất.

Phát triển trí tuệ

Trò chơi “Nhận biết bộ phận cơ thể” chủ yếu giúp trẻ nhận biết vật trẻ chưa có khả năng khái quát. Tức là: trẻ chỉ nhận biết được một vật nào đó học trong lần đầu tiên, không thể mở rộng đến các vật khác có trong nghĩa của một từ nào đó.

Đồ chơi thông minh chất lượng, an toàn, giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, thúc đẩy khả năng tư duy, phát triển trí tuệ bé trai, bé gái. Ba mẹ hãy mua ngay cho con những trò chơi thông minh và hữu ích ngay nhé!

Đang xem: Trò chơi thông minh dành cho trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ nên biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger