Trò chơi vận dụng phát triển đa giác quan cho trẻ

Trò chơi vận dụng phát triển đa giác quan cho trẻ

Những năm đầu là giai đoạn vàng để xây dựng nền tảng phát triển tư duy cho con trẻ. Các bà mẹ gần đây đã sử dụng phương pháp Phát triển đa giác quan - thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thị giác, giúp phát triển tối ưu trí tuệ của trẻ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giáo dục tối ưu này.

Trò chơi vận dụng đa giác quan (Sensory play)

Một lúc nào đó, qua Facebook hoặc trên các phương tiện truyền thông, bạn sẽ thấy ảnh em bé đang mê mải chơi với cát, hạt khô, bùn, các ống hút nhỏ dài... Bạn sẽ thấy những gương mặt thiên thần lấm lem màu vẽ, những ngón tay choe choét bột màu...

Có thể ý nghĩ đầu tiên này lên trong đầu bạn là “không an toàn”, “sao mà bẩn thế”. Điều này cũng tự nhiên thôi khi có bao nhiêu bài báo cảnh báo về các mối nguy hại khi trẻ chơi với những dụng cụ, đồ vật như vậy. Giờ đây môi trường để con trẻ phát triển tự nhiên ngày càng phát sinh nhiều vấn đề khiến tâm lý của cha mẹ cũng trở nên dè chừng hơn, mong con được an toàn. Nhưng sự thực là các trò chơi thuộc về giác quan có thể được ví như dinh dưỡng cho não bộ (theo littlepnuts.com). Nếu người lớn nhờ công việc hằng ngày để “trí não vận động” thì trẻ em cũng cần các hoạt động vui chơi hằng ngày để phát triển hơn cà về thể chất lẫn trí tuệ. 

Trò chơi vận dụng đa giác quan (Sensory play)

Theo như Maria Montessori, nhà giáo dục người Ý với phương pháp giáo dục tiên tiến mang tên bà, thì vui chơi là một trong những “công việc hằng ngày” của bọn trẻ và trò chơi vận dụng phát triển đa giác quan (sensory play) là “một dạng thức ăn bổ dưỡng cho trí não” dành cho các bé, nhất là giai đoạn trước khi vào tiểu học. Trò chơi phát triển đa giác quan dạng này giúp, kết nối các tế bào não bộ, tăng khả năng học tập và óc sáng tạo, củng cố sự phát triển trí thông minh ngôn ngữ, hỗ trợ tư duy, kỹ năng vận động thô/ vận động tinh, khả nằng giải quyết vấn đề, tương tác xã hội.

Các dạng trò chơi phát triển đa giác quan cho trẻ

Thị giác (Visual sense): Các trò về kích thước, màu sắc, ví dụ: phân loại cúc cùng màu vào một ô...
Xúc giác (Tactile sense): Các trò về chất liệu, nhiệt độ, trọng lượng, stereognosis.
(Stereognosis: nhận biết một vật thông qua các thông tin nhận được khi tiếp xúc với vật như kích thưóc, nhiệt độ, chất liệu, không bao gồm các thông tin tiếp nhận từ mắt và tai). Ví dụ: cho bé cảm nhận các chất liệu vài khác nhau để có sự cảm nhận về "mềm mại”, "xù xì”, “mượt mà”, "thô ráp”.
Thính giác (Auditory sense): Các trò chơi về âm thanh như âm lượng to, nhỏ, độ cao thấp, âm sắc. Ví dụ: rót nước vào 5 chiếc cốc, mỗi cốc có mức nước khác nhau, rồi cùng trẻ gõ vào cốc để cảm nhận sự thay đổi của âm thanh vang ra.
Vị giác (Gustatory sense): Các trò liên quan đến việc nếm để cảm nhận các vị mặn, ngọt, chua, cay...
Khứu giác (Olfactory sense): Các trò cảm nhận về mùi hôi, thơm. 

Các dạng trò chơi phát triển đa giác quan cho trẻ

Hàng ngày, hàng tuần, hàng năm chúng con được làm quen và học tập thông qua những trải nghiệm "chơi mà học" bổ ích này. Khi đôi mắt những em bé đầy háo hức và ánh lên rạng ngời, khi nụ cười rạng rỡ nở trên môi xinh như bày tỏ sự hài lòng của các bậc phụ huynh.
 

Đang xem: Trò chơi vận dụng phát triển đa giác quan cho trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger