Tăng cường sức mạnh não bộ trong học tập ra sao?

Tăng cường sức mạnh não bộ trong học tập ra sao?

Tăng cường sức mạnh não bộ trong học tập ra sao?

Khoa học đã chứng minh rằng tất cả mọi người trên thế giới đều có cùng sức mạnh não bộ và sức mạnh đó vô cùng lớn. Thế nhưng, đa phần mới chỉ sử dụng chưa đến 15 tiềm năng thật sự này. Do vậy, việc luyện tập để cải thiện chức năng của bộ não là điều rất cần thiết.

Cách thức trong việc xử lý thông tin trong não bộ 

Bên cạnh việc hiểu được sức mạnh não bộ của sự kết hợp cả hai bán cầu não vào việc học, bạn cũng phải biết được các cách thức khác nhau trong việc xử lý thông tin trong não bộ của con người (ở đây là trong việc học).

Chúng ta tiếp thu và xử lý thông tin bằng ba cách chủ yếu sau:

a) Bằng thị giác (hình ảnh)

Cách đầu tiên mà chúng ta xử lý thông tin là tạo ra hình ảnh trong đầu.

b) Bằng thính giác (âm thanh)

Thỉnh thoảng bạn có nói chuyện một mình hay nghe một tiếng nói văng vẳng bên trong khi đang học hay suy nghĩ không? Bạn đang xử lý thông tin dưới dạng thính giác.

Bằng thính giác (âm thanh)

c) Bằng cảm nhận (cảm giác và sự di chuyển)

Đôi khi bạn có để ý thấy mình nhúc nhích ngón tay trong lúc suy nghĩ không? Bạn có học tốt hơn khi viết ra giấy hay đi tới đi lui không? Bạn đang xử lý thông tin dưới dạng cảm nhận nếu bạn làm như vậy.

Mặc dù bạn và tôi (và con cái chúng ta) đều có tiềm năng sử dụng cả ba cách thức trên (thị giác, thính giác và cảm nhận), nhưng nhiều người trong chúng ta ưa dùng một dạng xử lý thông tin hơn cả. Việc này được biết đến như CÁCH HỌC chủ yếu của chúng ta. 

Tìm hiểu về cách học của bạn

Tôi xin giới thiệu 1 bài tập mà bạn có thể tự làm một mình và sau đó thực hiện cùng với con mình. Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về một số điện thoại hay một địa chỉ. Hãy lưu ý những gì diễn ra trong tâm trí của bạn.

● Bạn có THẤY con số đó trong tâm trí như một hình ảnh không?
→ Nếu vậy, bạn đang xử lý thông tin bằng THỊ GIÁC.

● Bạn có NÓI/ĐỌC con số đó cho mình nghe hay không?
→ Nếu vậy, bạn đang xử lý thông tin bằng THÍNH GIÁC.

● Bạn có THẤY con số đó và NÓI số đó cho mình nghe hay không?

→ Nếu có, bạn đang sử dụng kiểu kết hợp THỊ GIÁC VÀ THÍNH GIÁC.

● Bạn có CẢM GIÁC con số đó là cái gì không?
→ Nếu vậy, bạn đang xử lý thông tin bằng CẢM NHẬN

Việc con bạn xử lý thông tin trong tâm trí như thế nào (thị giác, thính giác, cảm nhận hay kết hợp giữa chúng) có tạo ra sự khác biệt nào không? Chắc chắn là có! Việc này ảnh hưởng đến khả năng đánh vần, hiểu, ghi nhớ và tính toán của con bạn.

Tìm hiểu về cách học của bạn

Chúng tôi phát hiện ra rằng khi đứa trẻ gặp khó khăn trong việc đánh vần, đó là vì chúng không nhìn thấy hình ảnh của từ đó trong tâm trí (PHI THỊ GIÁC), mà chỉ cố đoán ra cách đánh vần của từ đó thông qua âm thanh (THÍNH GIÁC). Bởi vì cách đánh vần của một từ không phải bao giờ cũng khớp với cách từ đó được phát âm (nhất là trong tiếng Anh), trẻ thường mắc lỗi đánh vần sai.

Những người đánh vần giỏi có khuynh hướng dùng trí nhớ để nhìn thấy từ đó trong tâm trí (THỊ GIÁC) và so sánh từ đó với từ mà họ đang viết. Ví dụ, sau khi làm việc với những đứa trẻ thuộc hạng EM3 tại Singapore (bị coi là chậm hiểu), chúng tôi khám phá ra rằng chúng là những đứa trẻ học bằng cảm nhận rất tốt, trong khi lại có kỹ năng thị giác và thính giác rất thấp. Vì thế, những đứa trẻ này gặp khó khăn trong việc tập trung, nhất là khi bị ép buộc phải ngồi một chỗ và lắng nghe bài giảng của thầy cô trong một khoảng thời gian dài. Để các em này học tốt, cần hướng dẫn các em học lý thuyết kết hợp với thực hành, tiếp xúc và di chuyển xung quanh. Khi học cái gì đó trong trạng thái ngồi yên một chỗ và chỉ lắng nghe hoặc đọc sách, chúng sẽ bồn chồn không yên và cuối cùng sẽ ngủ quên.

Tìm hiểu về cách học của bạn

Sau khi làm việc với những đứa trẻ từ các chương trình năng khiếu, chúng tôi phát hiện ra rằng tất cả các em này đều kết hợp việc xử lý thông tin bằng thị giác, thính giác và cảm nhận một cách tự nhiên, nhuần nhị. Khi quan sát một trong những học sinh năng khiếu học môn Sinh học, chúng tôi phát hiện ra rằng cô ấy hình dung các thí nghiệm và hình ảnh trong tâm trí (thị giác), tự đọc thầm cho bản
thân (thính giác) và viết hoặc vẽ ra các công thức và sự kiện (cảm nhận).

Phương pháp đánh vần tiếng Anh hiệu nghiệm

Hãy để chúng tôi chia sẻ với bạn một phương pháp hiệu nghiệm mà chúng tôi sử dụng để giúp trẻ em đạt hiệu quả cao trong việc học tiếng Anh. Phương pháp này dạy đánh vần bằng việc kết hợp thị giác, thính giác và cảm nhận của não bộ. Có tổng cộng năm bước. Giả sử bạn muốn con bạn học cách đánh vần từ “grotesque”. Việc làm này kích hoạt thị giác (tưởng tượng từ) và cảm nhận (viết ra từ đó bằng các ngón tay).

Phương pháp đánh vần tiếng Anh hiệu nghiệm

Bước 1: Phát âm từ

Bước đầu tiên là phát âm từ đó một cách chính xác và sau đó phát âm từ đó theo cách mà nó được đánh vần (một số từ tiếng Anh không được phát âm theo cách chúng được đánh vần). Ví dụ: Phát âm đúng là “gro-tesk” Phát âm theo kiểu đánh vần là “gro-tes-cue”

Bước 2: Chia nhỏ từ ra từng phần

Ví dụ: grotes-que

Bước 3: Nhìn lên trên và viết từ đó (theo từng phần) trong tâm trí bạn bằng những màu sắc mà bạn thích. Hình dung từ đó hiện lên trong tâm trí bạn

Bước 4: Đọc to từ đó (theo từng phần) khi bạn làm bước 3

Việc làm này kích hoạt thính giác của bạn.

Bước 5: Đánh vần từ đó (theo từng phần) xuôi và ngược 3-4 lần

Lý do của việc đánh vần ngược là để buộc bạn phải nhìn thấy hình ảnh từ đó trong tâm trí.

Bước 6: Kiểm tra lại

Cuối cùng, kiểm tra lại để chắc chắn bạn đánh vần từ đó một cách chính xác.

Đang xem: Tăng cường sức mạnh não bộ trong học tập ra sao?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger