Danh sách các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ nhỏ (phần 2)

Danh sách các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ nhỏ (phần 2)

Danh sách các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ nhỏ (phần 2)

Vắc-xin giúp bảo vệ trẻ em  khỏi các bệnh truyền nhiễm cao có nguy cơ gây tử vong. Dưới đây là danh sách các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ được hầu hết các chính phủ và bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ trẻ em và người dân khỏi dịch bệnh.

Sởi: vắc-xin cần thiết cho trẻ

  • Chích lúc 9 tháng, nhắc lúc 18 tháng (có thêm rubella), có trong 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella).
  • Bệnh này rất nặng, để lại hậu quả lâu dài là còi cọc, lây rất dữ, nhớ năm 2014 rồi hé lơ là quay lại, nhiều nước châu Phi phải chích đến 4 mũi.

Sởi -  vắc-xin cần thiết cho trẻ

Phê cầu

  • Hiện nay đã có thêm 10 chủng loại chích ngừa phế câu dành cho trẻ nhỏ. Giá thành một mũi tiêm ngừa mắc tiền.
  • Vi trùng phế cầu này rất dữ gây đủ thứ bệnh, đặc biệt nhất là viêm màng não, điều trị khó vì kháng thuốc.

Cúm: vắc-xin cần thiết cho trẻ

Bệnh này thì hay bị, nhưng đa số tự khỏi, vắc xin chỉ Co giá trị mỗi năm vì mỗi năm là mỗi con vi rút khác nhau. Năm nay không chích được thì sang năm chích, cũng không thành vấn đề.

Viêm não Nhật Bản

Bệnh này nặng nhưng khó mà gây thành dịch. (Bác sĩ nghe bệnh này còn rụng rời huống hồ chi là người nhà). Bệnh thường gặp ở nông thôn, nơi trồng lúa và nuôi heo do lây lan từ heo và chim.
  • Bệnh liên quan tới não bao gồm viêm màng não và viêm não. Viêm não nặng hơn và di chứng nhiều hơn: vắc xin chỉ có ngừa được viêm não Nhật Bản.
  • Viêm màng não do vi trùng củng nặng và do nhiều loại vi trùng gây ra và vi trùng này củng có thể gây viêm họng viêm tai, viêm phổi:
  • Nhiều nhất là HiB: bây giờ có chích trong 5 trong 1 miễn phí và dịch vụ rồi nên mấy bé không bị nữa, nhưng không chích là bị.

Viêm não Nhật Bản

Hiện nay trẻ còn bị nhiều là phế cầu nhưng vắc xin mắc tiền nên không có miễn phí chí có dịch vụ thôi, có điều kiện thì chích phế cầu. Phế cầu có thể gây nhiều bệnh ở trẻ em (và người lớn): viêm phổi, màng não, tai giữa... và một dạng nặng gọi là “bệnh phế cầu xâm lấn”. Dạng nặng này bệnh lan tràn nhiều cơ quan và rất nguy hiểm, vắc xin phế cầu có công dụng chính là phòng ngừa dạng “xâm lấn này.

Não mô cầu cũng có gây viêm màng não nhưng ty lệ rất thấp và rất nhạy kháng sinh, dễ phòng ngừa, không gây dịch. Chích loại nào chỉ ngừa được tác nhân đó thôi chứ không có ngừa hết được.\

Rubella, quai bị

Rubella có trong 2 trong 1 miễn phí lúc 18 tháng, quai bi có quai bị đơn hay 3 trong 1 gồm sỏi - quai bị - rubella. Bệnh rubella thì nhẹ nhưng sợ nhất là phụ nữ mang thai bị mắc bệnh, nhà nước đưa vào 2 trong 1 miễn phí lúc 18 tháng là vì lý do này.

Quai bị thì gây hậu quả ở trẻ dậy thì, không ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Hai bệnh này không ngừa thế nào cũng dễ mắc bệnh; nhiều người lớn đi làm mới bị vì lúc nhỏ không được chích ngừa.

Thủy đậu: chích dịch vụ

  • Bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan và gây khó chịu cho người bệnh. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thì rất nguy hiểm.
  • Nếu không chích ngừa thì sẽ bị lây nhiễm bệnh. Nên chích đủ 2 mũi mặc dù nhà sản xuất vắc xin khuyến cáo chỉ cần chích một mũi là đủ.

Thủy đậu - chích 1 hay 2 mũi?

Chích mấy mũi thủy đậu chủ yếu là tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin cần thiết cho trẻ. Đi chích ngừa, nhiều bạn cũng rối về lịch chích lắm, tóm lại như sau:

  • Vắc xin của Nhật, Hàn: chỉ 1 mũi, dù lớn hay nhó.
  • Vắc xin khác (Âu, Mỹ) tùy theo tuổi:
  • Từ 13 tuổi trở lên: 2 mũi cách 1 tháng.
  • Dưới 13 tuổi: 1 mũi. Một số nơi chích nhóm này cũng 2 mũi cách 1 tháng (như nhóm lớn) là chưa chuẩn lắm. Nếu muốn chích 2 mũi ở nhóm này, phải cách 3 tháng. Tuy nhiên, nếu đã lỡ chích thì không cần chích lại
  • Nước tiên tiến, chích cho toàn dân (cũng như tiêtn chủng mở rộng) thì trẻ em chỉ cần 1 mũi chứ chích dịch như Việt Nam người chích người không 1 mũi vẫn bị.

Ghi chú:

  • Không cần phải chích mũi thủy đậu thứ 3.
  • Trẻ đã có bệnh thủy đậu (hoặc zona - trẻ nhỏ hiếm gặp) thì không cần chích mũi thủy đậu nào.

Não mô cầu: Việt Nam có 2 loại BC và AC

  • Bệnh này giờ tìm không còn nhiều, hiếm, sinh viên đi học khó mà được thấy.
  • Một năm nhiều khi không thấy ca nào nặng.

Viêm gan A: vắc-xin cần thiết cho trẻ

  • Bệnh này cũng lành tính, nhiều khi bị rồi hết hồi nào không hay.
  • Người đang bị viêm gan B mà bị cái này có thể nặng thêm.

Thương hàn: dịch vụ

Bệnh này do ăn uống, giờ ý thức cao nên khó mà thành dịch (hồi năm 1993 bị một trận ở miền Tây te tua luôn). Mấy năm nay không thấy nhiều. Bệnh chủ yếu ở Nhi Đồng 1 là các bé biết xài tiền mua đồ ăn lung tung.

Thương hàn: dịch vụ

HPV: dịch vụ

Cái này ngừa nhiễm vi rút HPV, một loại gây ung thư cổ tử cung. Hình như hết rồi thì phải, có nhiều thứ khác đang chế hay không có nhập về Việt Nam.

Bệnh dại

Bệnh do súc vật cắn thường là chó bị bệnh dại. Chó phát bệnh dại sau khi cắn người thi 10 ngày sau chó sẽ chết. Bệnh này hiện thế giới chỉ chữa được vài ca nên chích ngừa và theo dõi súc vật khi bị súc vật cắn là rất quan trọng

  • Chó liếm vào da lành hay sờ vào chó thì không sao
  • Chó cắn trực tiếp trên da thì nên chích ngừa.
  •  Chó cắn quá nhiều đôi khi phải chích kháng huyết thanh diệt vi rút dại rồi chích ngừa luôn.
  • Khi bị chó cắn thì rửa sạch vết thương bằng xà phòng hay dung dịch sát trùng.
  •  Không giết chết chó, theo dõi biểu hiện của chó: nếu chích ngừa và đến 10 ngày mà chó vẫn bình thường thì có thể ngưng các mũi còn lại; chó chạy mất hay chó chết phải chích đủ liều.
  • Thuốc chích ngừa ngày nay đã tốt không còn tác dụng phụ như loại cũ. vắc xin cũ gây nhiều tác dụng phụ, gây yếu liệt đã bị cấm sử dụng rồi.
Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Danh sách các loại vắc-xin cần thiết cho trẻ nhỏ (phần 2)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger