Ba mẹ nên làm thế nào khi con chống đối và kháng cự?

Ba mẹ nên làm thế nào khi con chống đối và kháng cự?

Ba mẹ nên làm thế nào khi con chống đối và kháng cự?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít những ý kiến trái chiều, đó là chưa kể thái độ phản kháng hay chống đối của nhân viên hay bạn bè đồng nghiệp. Nhưng nếu những điều bất như ý này lại xuất phát từ chính con cái chúng ta, thì cách xử lý của ta có nên khác với cách chúng ta giải quyết trong cuộc sống hay không? Chúng ta nên phản ứng như thế nào khi biết con cái mình nhận thức về thế giới một cách lệch lạc, sai trái hay con chống đối?

Những phản ứng trên nói lên vấn đề gì?

Chắc bạn cũng thấy rõ rằng những phản ứng trên không có tác dụng làm cho con chống đối và không nghe lời chúng ta. Những câu nói như vậy không đếm xỉa đến cảm xúc của đứa trẻ, phủ nhận hoàn toàn nhận thức về thế giới của chúng (“Không đúng!”), mỉa mai ý kiến của chúng (“Con điên à?”), thể hiện quyền lực và sự áp đặt (“Con phải học cho dù thích hay không!”) và đưa ra những lời khuyên mang tính giáo điều (“Đó là vì lợi ích của con”).

Người lớn càng muốn áp đặt hay phủ nhận ý kiến của con cái theo hướng từ trên ép xuống bao nhiêu, trẻ càng có xu hướng ra sức bảo vệ ý kiến của chúng và cưỡng lại ý muốn của người lớn bấy nhiêu. Sự tình là như thế, bất chấp những mong muốn của các bậc cha mẹ.

Những phản ứng trên nói lên vấn đề gì?

Thừa nhận ý kiến của trẻ là tiền đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực

Nếu muốn có ảnh hưởng tốt đến con cái và thay đổi cách nghĩ của chúng, trước hết chúng ta phải TÔN TRỌNG nhận thức về thế giới của chúng, cho dù những hiểu biết ấy có vẻ điên rồ hay khờ dại hay con chống đối đến thế nào đi nữa. Khi cha mẹ công nhận quan điểm của con cái, chúng sẽ ở trong tâm thế thoải mái và dễ chấp nhận đề nghị của chúng ta hơn. Chỉ sau khi đã đạt được điều này, bạn mới sử dụng bước chuyển hóa, tức là lái cách nghĩ của trẻ từ tiêu cực sang tích cực hơn.

Thừa nhận ý kiến của trẻ là tiền đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực

Bạn có thể tỏ thái độ đồng tình bằng những câu mào đầu như sau:

  • “Mẹ đồng ý ...” hay
  •  “Ừ, ba có thể hiểu là ...” hay
  • “Mẹ rất cảm kích...”

Ví dụ, bạn có thể nói “Ừ, ba hiểu là con không vui với thầy Toán của con...”, “Mẹ hiểu là con cảm thấy việc học đại học là lãng phí thời gian”, “Mẹ đồng ý là việc học có thể nhàm chán...”. Sau khi đồng tình với con cái, bạn hãy dùng từ hoặc cụm từ sau: “và”, “đồng thời”, “bên cạnh đó”, “mặt khác”, “ngoài ra”... để bắt đầu động thái chuyển hóa con mình. Hãy cẩn thận khi sử dụng những từ hoặc cụm từ như: “nhưng”, “tuy nhiên”,... bởi vì chúng có khuynh hướng châm ngòi cho phản ứng tự vệ tức thì của con trẻ. Trong khi đó, “và”, “đồng thời”,... rất hiệu quả trong việc nhẹ nhàng lái suy nghĩ của con bạn sang một hướng nhìn khác. Bạn sẽ thể hiện ý định của mình tốt hơn khi nói, “Mẹ đồng ý... (công nhận ý kiến của con), đồng thời ... (bắt đầu đổi hướng tiếp cận)”.

Thừa nhận ý kiến của trẻ là tiền đề cho bước chuyển hóa ý nghĩa tích cực

Nếu bạn muốn khen thưởng con về sự nghe lời và ngoan ngoãn, hãy tặng đồ chơi thông minh để khuyến khích trẻ trở nên tích cực hơn.

Đang xem: Ba mẹ nên làm thế nào khi con chống đối và kháng cự?

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger