Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật: Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật: Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật: Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy

Suy nghĩ “Trẻ 2 tuổi chưa thể nhớ được nhiều đâu, cứ đợi đến 6 tuổi rồi hãy học” là hoàn toàn sai lầm. Và nó sẽ làm mất đi khả năng tự nhiên của trẻ. Đó là quan điểm người Nhật dạy con từ sớm. Hãy xem cách dạy con 2 tuổi của người Nhật có gì đặc biệt nhé!

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật

Khi hỏi các bà mẹ trẻ mới sinh con dạo gần đây rằng tại sao các chị lại sinh con, tôi thường nhận được những câu trả lời rất vô trách nhiệm kiểu như “vì một gia đình thì cần có trẻ con”, hay “vì chồng tôi muốn có con”. Đôi khi còn có bà mẹ vô trách nhiệm hơn, coi con cái như món đồ chơi, trả lời “vì nhàm chán nên muốn có con”. Ngược lại, khi hỏi tại sao lại không sinh con, thì cũng có những câu trả lời kiểu chỉ nghĩ đến bản thân mình như “vì muốn chuyên tâm cho công việc”, “vì cuộc sống khó khăn”, “vì sợ có con thì mình không làm được gì nữa”.

Ngay cả trên chương trình “Lẽ sống của phụ nữ” của đài NHK, trong số 50 người tham gia mà không có lấy một người trả lời “lẽ sống của tôi là nuôi dạy con cái nên người”. Đúng là phụ nữ đi làm nếu kết hôn xong sẽ phải gánh vác tận ba vai trò: công việc, nuôi con, việc nhà. Cho nên không có gì khó hiểu khi họ do dự trong việc sinh con. Tuy nhiên, đối với người phụ nữ, trên đời này liệu còn có việc nào quan trọng hơn việc chăm sóc cho con cái không? 

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật

Trong cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” tôi cũng có giới thiệu về những quan điểm của thầy Suzuki Shinichi, người nổi tiếng với lớp học tài năng violon nhỏ tuổi, hay còn gọi là người phát minh ra phương pháp Suzuki gây sự chú ý của mọi người trên thế giới. Với những người lấy cớ bận rộn nên không chăm sóc chu đáo cho con cái, thầy bảo rằng, “trên thế gian này liệu còn có việc gì quan trọng hơn việc chăm sóc con cái nên người nữa chứ? Nếu có việc đó, tại sao còn quyết định sinh con? Một khi đã muốn sinh con thì trước hết hãy giải quyết cho những cái bận rộn đó đi; mất 50 năm, 60 năm cũng hãy làm cho xong đã rồi hẵng sinh con ra trên đời”. Không biết những người trả lời, “vì nhàm chán nên có con cho vui”, hoặc là “muốn tập trung cho công việc nên không sinh con” sẽ trả lời thế nào khi nghe những lời tâm huyết này của thầy Suzuki?

Một bà mẹ vừa đi làm vừa nuôi con nhưng vẫn đảm đương tốt cả ba vai trò: công việc, chăm con, việc nhà – nhà phê bình Akiyama Chieko cho biết, phụ nữ mà không coi việc chăm con là mục đích sống thì chỉ đáng xem như một kẻ lười biếng mà thôi. Hồi đó, để có thể vừa nuôi con vừa đi làm, cô Akiyama đã chuyển đến gần nhà mẹ đẻ, nói cho mẹ phương châm nuôi con của mình, rồi nhờ mẹ trông con hộ, để cô có thể yên tâm đi làm, không phải về nhà giữa chừng mà vẫn biết được tình trạng của con.

Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật

Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy trước khi con lên 2 tuổi

Chính vì coi việc nuôi dạy con cái là một trong những mục đích sống lớn trong đời, nên nó đã thành động lực giúp cô có thể hoàn thành tốt cả hai vai trò trong gia đình và ngoài xã hội. Từ kinh nghiệm của bản thân, cô Akiyama khuyên người phụ nữ nếu có điều kiện nên chuyên tâm vào việc chăm sóc con cái. Cô cho biết, “khi bạn nuôi con, bạn sẽ thành một người vô cùng thú vị, chỉ cần để ý chút là bạn vừa có thể thành một cô giáo, một chuyên gia dinh dưỡng, và kể cả thành một nhà thiết kế”. Bản thân tôi cũng chung quan điểm là người mẹ nên tập trung vào việc nuôi con cho đến khi bé được 2 tuổi. Điều này sẽ tốt cho quá trình phát triển của con hơn. Bởi vì, trong giai đoạn khuôn mẫu, chỉ có mẹ mới có thể dạy con tốt nhất và mang lại những kích thích tốt nhất cho sự phát triển của bé.

Mọi người thường nói vượt cạn là thời khắc gian nan nhất của người phụ nữ. Nhưng theo tôi, chính sau khi sinh con ra, trọng trách của người phụ nữ mới lớn hơn nữa. Dù bạn có là chuyên gia gì đi nữa, nhưng nếu ngay cả việc chăm con cũng không tốt thì không thể coi là thành công. Con người khác với động vật ở chỗ khi sinh ra vẫn đang ở trạng thái chưa hoàn thiện. Lúc mới sinh, chúng ta hoàn toàn chưa biết gì, ngay cả việc đi lại như động vật cũng không thể. Do đó, loài vật sinh ra dù không được chăm sóc vẫn có thể tồn tại được, nhưng con người thì không thể nếu thiếu đi bàn tay chăm sóc của mẹ. Lý do tôi nói người mẹ nên tập trung vào nuôi con cho đến khi con được 2 tuổi cũng là vì để có thể chăm sóc cho đứa trẻ từ trạng thái non nớt cho đến khi cơ thể được hoàn thiện hơn. Và cũng lúc đó mới có thể nói là “tôi đã sinh con xong” được.

Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy trước khi con lên 2 tuổi

Tôi không phải là phụ nữ nên không hiểu hết được nỗi gian khó khi sinh nở, tuy nhiên, nếu đã chịu nhiều đau đớn như thế để sinh con thì phải cố nuôi dạy con thành người mới không mất đi ý nghĩa của sự hi sinh đó. Trên đời này có không ít người chỉ muốn tự do, vui vẻ tận hưởng cuộc sống của mình, lúc nào cũng nghĩ có con thì coi như sự nghiệp chấm dứt. Nhưng thử hỏi, trên đời này còn việc gì vui và ý nghĩa hơn việc nuôi dạy con cái? 

Thật may, vì em bé sinh ra với trạng thái chưa hoàn thiện nên người mẹ nào cũng vừa có thể trở thành nhà giáo dục, nhà dinh dưỡng, nhà thiết kế, lại vừa có thể trở thành một bác sĩ, hay một nhà tôn giáo. Và cũng chính nhờ người mẹ một mình sắm nhiều vai như thế mà những đứa trẻ được lớn khôn, trở thành những con người tài giỏi. Do đó, nếu để lỡ thời gian vàng quý giá này, phó mặc việc chăm con cho người khác, thì quả thật đó là người mẹ lười nhác, vô trách nhiệm. Hơn nữa, em bé càng lớn càng trở thành sự hiện diện không hề đơn giản, và mang lại niềm vui cho người mẹ của mình, giúp mẹ không cảm thấy nhàm chán khi chăm sóc con.

Khi hiểu được rằng cách nuôi dạy trong thời kỳ trước 2 tuổi sẽ phần nào quyết định tương lai của đứa trẻ, tôi nghĩ các bạn sẽ thấy mong muốn người mẹ chuyên tâm chăm con trong thời gian đó quả không phải là đòi hỏi gì quá đáng.

Hãy tham khảo thêm những trò chơi dành cho bé 2 tuổi tại đồ chơi trẻ em mẹ nhé!

Đang xem: Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật: Mẹ nên chuyên tâm việc nuôi dạy

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger