Cách nhận biết khi nào trẻ “giở chứng” mà ba mẹ cần nắm rõ

Cách nhận biết khi nào trẻ “giở chứng” mà ba mẹ cần nắm rõ

Cách nhận biết khi nào trẻ “giở chứng” mà ba mẹ cần nắm rõ

Phần này hãy cùng bàn về cách nhận biết khi nào trẻ “giở chứng” nhằm đạt đến những mục tiêu tiêu cực và lúc nào trẻ chỉ đơn thuần là biểu hiện của con trẻ.

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Sự chú ý

Khi con hư, bố mẹ cảm thấy khó chịu và cố khuyên nhủ hoặc mua chuộc. Con có thể tạm thời ngừng hành vi xấu khi có được sự chú ý của bố mẹ. Sau đó, con có thể lặp lại hành vi, hoặc “cải biên” hành vi để có lại được sự chú ý. Khi đó, trẻ làm hành vi xấu để tạo sự chú ý.

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Quyền lực

Những hành vi xấu để thể hiện quyền lực thường làm bố mẹ ngay lập tức chuyển sang trạng thái cáu gắt. Bố mẹ cảm thấy bị “chiếu tướng” và mất “tiếng nói” với con. Bố mẹ lúc này, trước hành vi xấu đấy có thể ép con làm theo ý bố mẹ (nghĩa là dành lại quyền lực về tay kẻ mạnh), hoặc bỏ cuộc (chấp nhận quyền lực nằm trong tay chiến binh trẻ tuổi và dũng cảm). Nếu đôi bên tiếp tục chiến đấu, con sẽ chiến lại khỏe hơn, mạnh hơn và càng cho con ý chí phải thắng. Ngược lại, nếu bố mẹ bỏ cuộc luôn, con sẽ quên mất là con đang đòi, hay hư để đạt được mục đích gì.

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Quyền lực

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Trả đũa

Trẻ hư với mục đích trả thù, để cảm thấy “công bằng” và “lẽ phải” bởi con nghĩ là bố mẹ đã phán xét con sai. Bố mẹ thường sẽ cảm thấy bị tổn thưomg cả về tâm lý khi con “trả đũa” bằng lời nói, (“con không yêu mẹ nữa”, “con ghét mẹ”, “con thích bố, con ghét mẹ”...) hay tổn thương về thể chất nếu con quay sang đánh đập, cào cấu thậm chí cắn, giựt tóc cha mẹ. Nếu bố mẹ cáu giận và tìm cách cân bằng chiến sự bằng cách đánh lại, nói lại... trẻ càng có ý chí tiếp tục cuộc chiến trả thù. Và lần sau, trẻ cũng có ý tưởng về việc “trả thù” này hơn.

Nên nhớ, trẻ dưới 1 tuổi không biết trả thù. Dưới 2 tuổi rất hiếm, trẻ cắn cấu... chủ yếu là do trẻ bị mệt, cáu hay bị bố mẹ cho các hoạt động quá phấn khích. Hành vi trả đũa chỉ diễn ra phổ biến sau khi trẻ 3 tuổi.

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Trả đũa

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Tôi kém lắm

Con liên tục (giả vờ) thua, từ chối hợp tác nhằm mục tiêu cha mẹ bỏ cuộc và đi làm việc khác, để con yên. Con không cởi áo được, con không đi tất được, con không biết đi giày.... Mặc dù có thể chỉ ngày hôm qua khi bạn không có ở bên, dù có chút khó khăn nhưng con có thể làm được. Có thể có những việc lớn hơn: con biết viết nhưng hôm nay con không học viết. Bạn cần con ký một cái thiệp tặng bố nhân ngày sinh nhật, con biết viết những con nói con chả biết viết....

Bạn thất vọng. Bạn bỏ cuộc bởi bạn đồng ý với con, con không có khả năng làm việc đó và bạn chả mong chờ gì ở con trong việc này. Do đó, cả con và bạn cùng dậm chân tại chỗ, không có chút tiến triển nào.

Biểu hiện yếu kém thường xuyên xảy ra khi trẻ bị động và cảm thẩy bị cản trở, không được khuyên khích và hỗ trợ, do đó trẻ quyết định không làm gì cả (mẹ bắt cởi quần áo khi con đang chơi, con cố cởi nhưng mẹ đang bận việc khác không hỗ trợ những bước đầu - nên nhớ, có khi con phải học cởi áo 30 lần mới có 1 lần thành công, trẻ thấy việc mình làm không có kết quả tích cực, lại bị bắt ép nên quyết định với bản thân là con không làm được, con không biết làm).

Nhận biết khi nào trẻ “giở chứng”: Tôi kém lắm

Ba biểu hiện xấu còn lại (cần chú ý, cần quyền lực, cần trả thù) đôi khi cũng bắt nguồn từ việc trẻ bị động, bị bắt ép làm. Ví dụ có khi trẻ chỉ muốn người lớn chờ đợi (việc này thường xuyên xảy ra ở gia đình mình) chứ không phải là muốn ỳ ra để bị mắng. Nhưng đôi khi cách tiếp cận thiếu tế nhị, thiếu kiên nhẫn của gia đình làm lái phản ứng của trẻ theo hướng khác, dẫn đến việc hình thành trong trẻ khái niệm “hư”. Có những trẻ khi bị đọng yêu cầu mặc quần áo hay yêu cầu ngồi vào bàn ăn mà cha mẹ thiếu sự chuẩn bị về thời gian và tâm lý cho con, kết quả là trẻ dùng việc cứ ỳ ra, im lặng ngưng không động đậy để khẳng định quyền lực.

Trong trường hợp cụ thể này, thường cá nhân tôi cho con một bước gọi là chuẩn bị. Mẹ sẽ bảo con 5 phút nữa là con hết giờ bơi, 5 phút nữa con hết giờ chơi con đi tắm nhé, hay mẹ đi vào cất quần áo, khi mẹ ra mẹ muốn con đã xếp xong đồ chơi và đi tắm rồi, hay khi kim đồng hồ to chỉ số này mẹ muốn con đã rửa tay và dọn bàn ăn xong... Bằng cách này trẻ không có cảm giác bị sức ép là bị mẹ bắt làm cái gì, sự lựa chọn lúc nào là ở con, trong khuôn khổ 5 phút mẹ cho. Trẻ cảm giác chủ động bởi bé là người quyết định là làm ngay hay làm ở phút cuối. Và với cách làm này, bản thân mình gặp rất ít cản trở do con cảm thấy bị rơi vào trạng thái bị động.

Đang xem: Cách nhận biết khi nào trẻ “giở chứng” mà ba mẹ cần nắm rõ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger