NHỮNG QUY TẮC VÀNG DÀNH CHO BỐ MẸ ĐỂ LẮNG NGHE CON

NHỮNG QUY TẮC VÀNG DÀNH CHO BỐ MẸ ĐỂ LẮNG NGHE CON

NHỮNG QUY TẮC VÀNG DÀNH CHO BỐ MẸ ĐỂ LẮNG NGHE CON

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nói cách trung thực, phần mình im lặng và chăm chú lắng nghe. Cha mẹ đừng sợ những lúc tạm ngừng và đừng vội vàng chêm lời vào đó. Cha mẹ hãy cho con bạn thời gian để nói, để ngẫm nghĩ và lấy can đảm thú nhận điều gì đó, như nó biết, có thể làm phiền bạn.

Tất nhiên, người duy nhất có thể cung cấp thông tin chính là trẻ em. Và cách duy nhất để thu nhận những thông tin này là chú ý lắng nghe.

Khi bận rộn hoặc bị phân tâm, hầu như không thể tránh việc chúng ta để tai nghe mà không thật sự lắng nghe những gì đứa bé đang nói với ta. Một số nghiên cứu cho biết cha mẹ chỉ nắm bắt được một phần tư những gì đứa trẻ nói.

NĂM nguyên tắc vàng để trở thành một người biết lắng nghe:

Ưu tiên việc quan trọng: không bao giờ làm một lúc đôi ba việc. Bạn đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn tối và đứa con út chạy đến để nói cho biết điều gì rất khẩn cấp. Đôi lúc cha mẹ dễ dàng rơi vào cái bẫy nghe cách lơ đễnh, để tai nghe nhưng chẳng chú tâm điều mà đứa trẻ đang nói. Cách duy nhất để bạn tránh được nhược điểm này là ưu tiên cho phận sự đang làm. Nếu nấu ăn là điều quan trọng nhất, bạn hãy nói cách lịch sự nhưng cương quyết với đứa trẻ rằng bạn không có khả năng để lắng nghe nó vì không thể dừng công việc đang làm. Sau đó quyết định lúc nào bạn có thể lắng nghe kỹ lưỡng. Đừng lo! Điều này chẳng quấy rầy, cũng chẳng gây khó chịu. Đa số con trẻ cảm thấy tự hào về việc bạn dành thời gian để lắng nghe chúng và nắm bắt những ý tưởng của chúng cách nghiêm túc.

Nếu nhận ra đứa trẻ cần nói điều gì đó quan trọng hơn cả bữa ăn tối thì bạn hãy dừng ngay việc đang làm, ngồi lại và ân cần lắng nghe với sự chăm chú.

Nghe lúc thanh thản: Đừng nghe nếu bạn không bình tĩnh. Những cảm xúc mạnh như lo lắng, giận dữ, chán ghét, hối hận. . . tạm thời làm bộ lọc những gì đứa trẻ nói với bạn. Nếu tin chắc con bạn chậm hiểu, dù cho nó cố gắng giải thích hành vi của nó, sự giận dữ hạn chế sự lắng nghe của bạn. Dường như những cảm xúc chỉ thổi phồng những lời biện hộ cho sự tức giận của bạn. Đừng bao giờ lắng nghe những gì con cái phải nói với bạn, nếu trước đó bạn không đủ bình tĩnh để có cái nhìn khách quan.

Lắng nghe con

 

Đừng đánh giá thấp: Jane (10 tuổi) cho rằng phòng bé phải sáng cho đến khi ngủ thiếp đi. Mẹ bé coi đó là việc ngớ ngẩn. Bà nói : “Nhưng nếu con đi học về khi trời tối thì sao? ”.

Jane nói: “Con biết, nhưng nó khác nhau. Ở bên ngoài bóng tối ít ghê rợn hơn”.

Lời giải thích ở đây tiết lộ một nỗi lo âu sâu xa nào đó đang ẩn khuất trong gia đình. Nếu mẹ của Jane biết chú ý lắng nghe nhiều hơn, bà đã có thể tranh thủ trò chuyện. Nhưng tin chắc đó là chuyện vớ vẩn, bằng một lời sắt đá bà đã loại trừ nỗ lực giải thích của bé gái: “Đừng có ngớ ngẩn!” và tắt đèn.

Lắng nghe con

 

Chủ động lắng nghe: Nghĩa là biết lắng nghe không chỉ với đôi tai, mà cả với đôi mắt. Phải biết dành thời gian cần thiết để có được sự chú ý đầy đủ đến những gì đang được nói. Đối với trẻ thơ, thời gian lý tưởng là khi bé được đưa vào giường ngủ.

Nếu có ý xác minh sự hiện diện của mối lo âu nào đó, cách tốt nhất cha mẹ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một thái độ trung lập: “Hôm nay con có vẻ hơi buồn, đã xảy ra điều gì vậy con? ”. Khi trẻ bắt đầu nói thì cha mẹ nên can thiệp càng ít càng tốt. Tự kiềm chế để cổ vũ lòng tin của trẻ qua các điệu bộ thân thể như: gật đầu, mỉm cười và bày tỏ sự quan tâm.

Ngay cả khi những gì trẻ nói làm cha mẹ bận tâm, hãy nén cảm xúc này lại, ít nhất tại thời điểm đó. Nét mặt cha mẹ vẫn phải khả ái, lời bình luận của cha mẹ phải là lời khuyến khích và cảm thông. Thời điểm thích hợp để tỏ ra phật ý hoặc không tán thành có thể tới sau khi đã lắng nghe và chú tâm đầy đủ để hiểu những gì là sai trái. Bất cứ sự ngắt lời nào, nhất là những lời phê bình chỉ trích, sẽ ức chế đứa trẻ và cản trở việc đạt tới thực chất vấn đề.

Lắng nghe con

 

Đặc biệt chú ý đến giọng nói: Lắng nghe âm giọng có rầu rĩ hay không, cả khi những điều trẻ nói với cha mẹ có vẻ tích cực? Trông mặt mà bắt hình dong. Sự giằng co giữa nội dung nói và cách nói làm bộc lộ cảm xúc đau thương. Cha mẹ hãy chú ý tới những câu nói tự thương hại như: “Con thật yếu đuối khi làm điều đó”, “Con thật ngu ngốc không hiểu được”, “Ba luôn bảo rằng con là một thằng hề”.

Mặc dù sự tự thương hại giả dạng qua câu nói đùa hoặc được thể hiện qua nụ cười, đó có thể là những tâm tư tình cảm gây ra nỗi ưu sầu sâu nặng.

Lắng nghe con

 

Chú ý đến việc ngắt giọng, sự lưỡng lự, lời lặp lại tái diễn trong câu chuyện của trẻ: Chúng có thể được tạo ra bởi một sự giằng co giữa những gì đang nói và những gì thật sự muốn nói. Nói lịu (lapsus) cũng là một hé mở. Freud cho rằng chứng nói loạn (parafasie) và nói lỡ lời là tiết lộ hùng hồn về những căng thẳng sâu kín.

Chú tâm lắng nghe là việc không dễ:  Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kinh nghiệm. Thường chúng ta cảm thấy buộc phải chỉ trích các sai lầm, để trấn an khi đứa trẻ thừa nhận nỗi lo âu của nó hay để phê bình những lỗi lầm được thừa nhận. Những gián đoạn tuy không làm chi cả nhưng gây thêm khó khăn cho việc tìm ra căn nguyên vấn đề.

Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nói cách trung thực, phần mình im lặng và chăm chú lắng nghe. Cha mẹ đừng sợ những lúc tạm ngừng và đừng vội vàng chêm lời vào đó. Cha mẹ hãy cho con bạn thời gian để nói, để ngẫm nghĩ và lấy can đảm thú nhận điều gì đó, như nó biết, có thể làm phiền bạn.

Nếu cha mẹ cảm thấy cuộc nói chuyện bị bế tắc, hãy cố gắng để tái kích hoạt nó bằng cách lặp lại câu nói cuối cùng mà đứa trẻ vừa nói. Điều này biểu lộ cha mẹ đã chú ý tới, đã hiểu và cho phép cha mẹ xem xét câu nói cách khách quan hơn.

Nhưng trước khi bắt đầu lắng nghe, luôn luôn cần làm một bước khác: kiểm tra xem mình có lo âu, sợ sệt và thiếu kiên nhẫn không? Con cái dễ bị quy gán những điều đó. Thay vì xem xét lời trẻ nói, tốt hơn cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra tai mình. Thật tình người ta không lắng nghe bằng đôi tai nhưng bằng trí tuệ và trái tim.

Lắng nghe con

Tối nay, tôi sẽ tập trung tối đa để lắng nghe điều mà con tôi nói.

Đang xem: NHỮNG QUY TẮC VÀNG DÀNH CHO BỐ MẸ ĐỂ LẮNG NGHE CON

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger