Thay đổi vì con: Hãy bắt đầu từ chính bản thân cha mẹ

Thay đổi vì con: Hãy bắt đầu từ chính bản thân cha mẹ

Thay đổi vì con: Hãy bắt đầu từ chính bản thân cha mẹ

Điều đáng buồn là nếu những phụ huynh này cứ khư khư giữ lấy quan niệm rằng chỉ có con họ mới cần thay đổi còn bản thân họ thì không, thì dù cho bọn trẻ có những chuyển biến lớn như thế nào vẫn có nhiều khả năng chúng sẽ quay lại thói quen và cách nghĩ cũ. Cũng như trong bất cứ mối quan hệ nào, sự thay đổi thật sự phải đến từ hai phía. Nếu cha mẹ vẫn tiếp tục giao tiếp và đối xử với chúng theo cách thức tiêu cực như cũ, những đổi mới của con cái sẽ gặp lực cản đẩy chúng đến chỗ bất mãn hoặc rút vào vỏ ốc của tâm trạng tự ti, thiếu vắng hẳn động lực phấn đấu. Hãy thay đổi vì con từ hôm nay!

Cha mẹ có quan niệm mình là “nạn nhân”

Những người làm cha mẹ có quan niệm mình là nạn nhân sẽ “chĩa mũi dùi” vào mọi lỗi lầm của cậu bé, đổ lỗi cho cậu, trách cứ bạn bè cậu và có nhu cầu than phiền với bất kỳ ai chịu lắng nghe họ. “Con tôi bị gì không biết nữa”. “Thằng bé có thái độ không chấp nhận được”. “Nó ấy à, lười biếng kinh khủng”. “Nó chỉ nghe theo mấy đứa bạn ngu ngốc của nó thôi”.Dĩ nhiên, nếu bạn có một đứa con như vậy thì việc bạn giận dữ và thất vọng cũng là điều chính đáng. Không gì có thể biện minh cho hành động ích kỷ, vô kỷ luật và không quan tâm đến người khác của cậu bé. 

Cho nên, qua việc trút mọi giận dữ và thất vọng lên đầu con trai, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn vì xả bớt được những cảm xúc tiêu cực. Nhưng vấn đề là nếu họ cứ xoáy sâu vào việc đứa con trai hư hỏng, khó bảo và luôn miệng than phiền về tất cả những gì không nằm trong tầm kiểm soát của mình (như bạn bè nó, tính biếng nhác của nó), nếu họ vẫn khư khư cách nghĩ rằng mình là nạn nhân (của bạn bè nó, của thói lười biếng ích kỷ) thì họ chỉ mang nặng trong lòng cảm giác BẤT LỰC, không thể làm gì để thay đổi con mình. Tệ hơn nữa, nếu cha mẹ liên tục la mắng hay cấm cậu giao du với bạn bè, họ có thể làm mọi việc trở nên xấu hơn nhiều.

Cha mẹ có quan niệm mình là “nạn nhân”

Bậc cha mẹ đứng ra “lãnh trách nhiệm”

Những bậc cha mẹ này cũng không tránh khỏi cảm giác giận dữ, thất vọng nhưng đồng thời, họ nhận ra rằng việc bới móc lỗi lầm và đổ lỗi cho con trai hoàn toàn không giúp họ đạt được mục đích của mình (ví dụ, khiến nó đi về đúng giờ và dành thời gian cho gia đình). 

Họ tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau đây: “Làm thế nào để mình có thể chịu trách nhiệm về thái độ và hành vi của con? Thử nghĩ xem mình đã làm gì khiến nó không muốn về nhà và cứng đầu không chịu nghe lời? Cần thay đổi phương pháp của mình như thế nào để con trai thích ở nhà nhiều hơn và ngoan ngoãn hơn?”

Bậc cha mẹ đứng ra “lãnh trách nhiệm”

Bậc cha mẹ “chịu trách nhiệm” thừa nhận rằng họ có khuynh hướng ưa chỉ trích bắt bẻ con cái. Họ cũng công nhận rằng mình đã không cố gắng lắng nghe con trai và cũng không quan tâm lắm đến những việc nó làm. Vì thế mà họ không có những hành động và lời nói để khuyến khích, động viên khi nó làm việc tốt. Bằng việc xem xét lại cách cư xử của mình, họ nhận ra rằng: vừa về đến nhà, họ đã bắt đầu nói những câu hạch sách như “Sao con không học bài? Tại sao con về nhà trễ quá vậy? Tại sao con để đồ đạc vung vãi khắp nhà như thế?”.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thằng bé không thích ở nhà, ai lại muốn nghe mãi những câu nói như thế. Nó thích ở bên bạn bè hơn, những đứa này sẵn lòng chấp nhận con người nó. Với chúng, nó cảm thấy mình quan trọng hơn và được tôn trọng hơn. Từ phát hiện ấy, bậc cha mẹ này đi đến kết luận: “Mối quan hệ lỏng lẻo và không tốt giữa mình với con cũng là lý do tại sao nó không thích nghe lời cha mẹ và bỏ ngoài tai tất cả”.

Sau khi nhận trách nhiệm, những người làm cha mẹ này quyết định thay đổi thái độ đối xử với con trai và giao tiếp với cậu bằng một cách khác. Họ chân thành lắng nghe con trai và tôn trọng cách nghĩ của cậu. Họ bắt đầu nghĩ đến những cử chỉ và việc làm tốt của cậu từ xưa đến nay mà họ chưa nhận ra và đánh giá cao, sau đó có biện pháp khích lệ và động viên con nhiều hơn. Chắc chắn sau một thời gian, cậu bắt đầu cảm nhận được tình thương yêu và sự tôn trọng đến từ những người trước đây chỉ phê phán và hạch sách mình.

Bậc cha mẹ đứng ra “lãnh trách nhiệm”

Vì lẽ đó mà cậu thấy vui hơn mỗi khi gần cha mẹ và sẵn lòng hợp tác khi có lời yêu cầu từ cha mẹ. Khi nghe cha mẹ góp ý về một việc làm chưa tốt của mình, cậu chịu khó lắng nghe hơn, tiếp thu ý kiến phê bình với thái độ tích cực hơn, vì họ chỉ phê phán hành vi cụ thể của cậu chứ không phủ nhận toàn bộ con người cậu. Kết quả, cậu dần dần lấy lại lòng tự trọng và niềm tin vào bản thân mình, do đó ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Và dĩ nhiên, khi gia đình lại trở thành mái ấm thật sự, cậu sẽ mong muốn được về nhà hơn và cậu cũng bắt đầu quan tâm đến mọi người xung quanh, bớt lười nhác hơn. Bạn thấy đấy, bằng việc chủ động đi bước đầu tiên để thay đổi thái độ và phương pháp giao tiếp của mình, chúng ta có thể có những ảnh hưởng tích cực đối với hành vi của con cái..

Chúng tôi nói với các em rằng, nếu muốn kết quả học tập thay đổi, chúng cần thay đổi vì con trước. Để làm mới và tốt đẹp hơn mối quan hệ với cha mẹ, chúng cũng phải thay đổi thái độ và hành
vi của mình đối với cha mẹ. Bạn thân mến, cần phải tin rằng, một khi cả hai bên đều có cùng cách nghĩ về việc đứng ra nhận trách nhiệm, bạn và con bạn sẽ nhanh chóng đạt được kết quả hài lòng cho cả đôi bên. Cuối cùng, chỉ những người dám chịu trách nhiệm về mình mới có khả năng thay đổi vì con.

Đang xem: Thay đổi vì con: Hãy bắt đầu từ chính bản thân cha mẹ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger