7 vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh thường gặp

7 vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh thường gặp

7 vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh thường gặp

Do sức đề kháng còn kém và chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên trẻ sơ sinh thường dễ mắc bệnh. Một số căn bệnh nhẹ có thể xử trí tại nhà nhưng các bậc cha mẹ phải biết được nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo để có thể xử trí, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số các vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh mà các bậc cha mẹ cần nắm được.

1. Thóp phồng

Thóp phồng thì đúng là dấu hiệu gợi ý viêm màng não nhưng không đơn giản vậy. Thóp phồng mà do viêm màng não thì sẽ kèm bỏ ăn, sốt cao chứ không vẫn tỉnh táo, vui chơi, bú tốt.

  • Thóp phồng khi hết sốt, vui vẻ thì có thể sắp ra ban.
  • Thóp phồng có thể do một số thuốc, uống vào làm thóp phồng nhưng lành tính, ngưng sẽ hết phồng.

Thóp phồng

2. Cứt trâu 

  • Do viêm da tiết bã vùng da đầu, sẽ hết dần khi đủ lớn.
  • Dùng loại dầu dùng cho cứt trâu chế biến sẵn hay theo kinh nghiệm ông bà là dầu dừa (miễn sạch là được), xoa vào vùng da khoảng một giờ trước khi gội đầu.
  • Xoa nhẹ nhàng, gỡ nhẹ nhàng, không cạy ra khi chưa đủ mềm.
  • Cắt móng tay cho trẻ.
  • Hiện tượng này không có gì đáng lo.  

3. Chảy máu cam - vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh

  •  Đa số các trường hợp chảy máu cam là không vấn đề
  • Nguyên nhân chảy máu cam là do vỡ các mạch máu li ti ở niêm mạc mũi.  
  • Nhỏ thì khó bị nhưng khi tập đi hay lớn thì thế nào cũng bị một vài lần.
  • Thường là chỉ chảy một mũi và sẽ tự khỏi sau 1 phút.
  •  Bố mẹ lúc nhỏ chảy máu cam thì con cũng dễ chảy máu cam.
  • Trẻ nhỏ hay ngoáy mũi, trẻ hay nhét gì vô mũi cũng làm chảy máu cam.
  • Té dập mũi thì chảy máu cam là đương nhiên.
  • Thời tiết hay viêm mũi làm mũi khô cũng chảy máu cam.

Chảy máu cam

Làm gì khi bé bị chảy máu cam?

  • Bình tĩnh, đừng rối lên, mẹ rối con rối thêm, không mất nhiều máu đâu mà rối.
  • Ngồi hay đứng nghiêng về trước.
  • Bịt mũi để yên trong khoáng 10 phút, đừng lâu lâu mở ra coi còn chảy không.
  • Chườm lạnh cũng được.
  • Không nên nhét vật gì vào để chèn máu.

Khi nào nên đi khám?

  • Đang nghi sốt xuất huyết.
  • Tái phát hoài.
  • Chảy một lúc cả hai mũi.
  • Thường là khám tai mũi họng.

4. Trẻ mọc răng

Nhiều nhà khoa học không đồng ý vì mọc răng mà bé sốt hay tiêu lỏng, họ cho rằng do tình cờ hay do mọc răng trẻ nứt nướu gây sốt, do mọc răng nên gặm lung tung gây đi phân lỏng. Nói gì thì nói cũng có trẻ mọc răng kèm sốt, đi lỏng mà cũng có trẻ mọc lúc nào không biết vì không bị hành.

Trẻ mọc răng có thể biểu hiện:

  • Nhìn thấy vùng nướu sưng.
  • Chảy nước miếng.
  •  Khó chịu, gây biếng ăn, biếng bú do đau.
  • Đòi gặm vật lạ, đưa tay lên miệng gặm.
  • Biếng bú do mọc răng thì làm sữa mát chút cho bú, biếng ăn thì cho ăn loãng, thức ăn đừng ấm hay còn nóng.
  • Đau thì có thể cho gặm dụng cụ gặm làm mát chút, xoa nhẹ nhàng, dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi cần.
  • Khi trẻ sốt hay tiêu lỏng dù có thể do mọc răng hay không cũng phải chăm sóc và theo dõi. Trẻ khi bị sốt do nguyên nhân khác, uống hạ sốt đúng liều, cũng bú nhiều cữ, uống đủ nước, xem lại thức ăn của mẹ và trẻ.

Trẻ mọc răng

5. Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Thường bác sĩ nói nhanh nói tắt là trào ngược. Đa số trẻ nhỏ bị vấn đề này nên bác sĩ hay phán khi trẻ bị ói, ọc, trớ. Bệnh bị nhiều khi trẻ khoảng 4 tháng và giảm dần sau 6 tháng, có trẻ 12 tháng, thường không cần lo lắng quá về vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh này. Nhiều khi siêu âm bác sĩ cũng nói trào ngược đâm ra làm phụ huynh lo. Ngoài ói, ọc, trớ, nhiều mức độ còn có thể bị:

  • Chán ăn không lên cân.  
  • Khò khè bệnh hô hấp tái đi tái lại nên nhiều khi phụ huynh thắc mắc sao bị hô hấp mà bác sĩ lại cho toa liên quan đến dạ dày.

Khi nghi ngờ bị thì cần:

  • Coi lại cách ẵm lúc bú và ợ sau bú. 
  • Ẵm đứng 20-30 phút sau bú.
  • Nằm đầu cao, nằm sấp đầu cao (nhưng phái canh nếu trẻ nhỏ dưới 2 tháng).
  • Không gập hay ép bụng trẻ sau bú.
  • Cần thì có loại gối nằm cho trẻ bị ợ nhiều.
  • Cần thì bác sĩ sẽ cho vài loại thuốc.
  • Nặng quá thì còn nhiều việc phải làm.

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

6. Rốn lồi

  • Từ chuyên môn y khoa gọi là thoát vị rốn, từ này nhiều khi làm phụ huynh sợ nhưng thật ra là rốn lồi rất lành tính, đa số tự hết.
  • Rốn lồi thường gặp ở trẻ sinh non, nhẹ cân nhưng trẻ sinh thường đủ cân cũng vẫn có thể bị.
  • Rốn lồi cũng gặp ở trẻ suy giáp bẩm sinh, những trẻ này có dấu hiệu chậm, không linh hoạt từ khi mới sinh và hiện nay đa số trẻ đã được tầm soát khi mới sinh.
  • Khi vặn mình, quấy khóc, rặn đi cầu có thể thấy rốn lồi hơn chút.
  • Rốn lồi sẽ tự hết khi trẻ gần 1 tuổi, một số ít kéo dài đến 2 tuổi hay 5 tuổi.
  • Cách dùng đồng xu quấn vải, chèn lên rồi băng rốn cung không giúp giảm nhanh hơn.
  • Khám bệnh khi ấn nhẹ vào thấy trẻ đau, khi rốn lồi chuyển sang màu tím. 
  • Nói chung rốn lồi là lành tính, chả sao.

7. Nấc cụt

  • Người lớn nấc cụt thường có vấn đề nhưng cũng tự hết.
  • Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tháng, thường là lành tính nhưng cũng tự hết.
  • Nấc ở trẻ là do cơ hoành bị co thắt do dạ dày 
  • Trẻ nấc thường là lành tính và trẻ sẽ tự điều chỉnh thường là 10-20 phút sẽ hết.
  • Trẻ nhỏ nấc thường là do nuốt hơi (không khí): Ham bú quá, bú quá no, do đói lâu khóc bù lu bù loa mớ cho bú; do cầm bình sai, do sữa từ bình xuống nhanh quá. do cách ẵm bé ngậm vú mẹ chưa tốt.
  • Khi đang bú mà nấc thì ngưng bú, xoa lưng, cho nghỉ 10-20 phút sau bú lại.
  • Có phụ huynh dùng mẹo để vật lạ giữa hai mắt cho bé nhìn xong di chuyển xa xa vào giữa hai mắt để bé chú ý và hết phản xạ nấc.
  • Nấc hoài do ham bú, do bú quá no thì chuyển cho bú nhiều cữ và mỗi cữ ít lại.
  • Nếu nấc quá nhiều thì khám. 
Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: 7 vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh thường gặp

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger