7 vấn đề về da hay gặp ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

7 vấn đề về da hay gặp ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

7 vấn đề về da hay gặp ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

Da của trẻ sơ sinh rất mẫn cảm và thường xuyên bị kích ứng bởi các yếu tố từ bên ngoài. Khi da trẻ có hiện tượng lạ bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết nhiều chị em vẫn chưa trang bị đầy đủ các kiến thức về vấn đề này nên việc xử lý còn hạn chế. Bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu một số vấn đề về da hay gặp ở trẻ nhỏ bạn có thể tham khảo để có biện pháp điều trị kịp thời

1. Bông sữa - bớt xanh

  • Hiện tượng này cũng lành tính.
  • Bớt xanh thì gặp nhiều ớ trẻ châu Á, sẽ hết dần trong năm đầu, có bé cũng kéo dài đến năm thứ hai, không cần làm gì.
  • Bông sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với lạnh, do hệ thống thần kinh và mạch máu chưa hoàn thiện. Cũng lành tính, khi giữ ấm sẽ giảm hiện tượng này.

Bông sữa - bớt xanh

2. Mụn Milia lành tính ở trẻ sơ sinh

  • Thường gặp ở trẻ sơ sinh thường là sau một tuần tuổi, thỉnh thoảng cũng gặp ở trẻ lớn.
  • Là những mụn kích thước l-3mm, hơi vàng ở vùng cằm, mũi.
  • Khí hậu nóng ẩm trẻ sẽ dễ bị hơn, đồ vải nóng ẩm cũng dễ bị. 
  • Có thể do tắc tuyến mồ hôi.
  • Lành tính, tự hết, có thể kéo dài vài tuần.
  • Rửa nhẹ nhàng, tạo môi trường thoáng mát sẽ tự khỏi.

Mụn Milia lành tính ở trẻ sơ sinh

3. Chàm

  • Chàm là bệnh không lây, có yếu tố di truyền.
  • Chàm gặp ở trẻ nhỏ thì gọi là chàm sữa.
  • Đa số trẻ mắc chàm lúc nhỏ thì lớn lại hết.
  • Chàm có thể làm trẻ khó chịu do ngứa tới mức bỏ ăn, không ngủ được.
  • Chàm gãi nhiều sẽ làm dày da và có thể bội nhiễm thêm vi trùng.

Cần làm gì khi trẻ bị chàm?

  • Cắt móng tay và giữ tay sạch.
  • Cố gắng giữ cho da ẩm bằng các loại kem giữ ẩm, khi cần sẽ dùng loại thuốc bôi có chứa Corticoide liều thấp.
  • Hạn chế các loại xà phòng có mùi.
  • Sau tắm biển hay hồ bơi nên rửa ngay.
  • Tránh tiếp xúc ánh nắng nhiều vì khô da sẽ làm chàm nặng hơn.
  •  Nên tìm hiểu các thức ăn làm chàm nặng hơn mà tránh: ăn vào thấy nổi nhiều hơn. Khăn, đồ vải, khăn giấy... dùng thấy nổi nhiều hơn.
  • Khi cần thì khám.

Chàm

4. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

  • Khoảng 20% trẻ có thể bị.
  • Thường gặp ở mặt nhưng cũng có trẻ gặp ở lưng.
  • Do yếu tố nội tiết và thường xuất hiện ở 2-3 tháng tuổi.
  • Hiện tượng này sẽ tự khỏi, kéo dài vài ngày đến kh vài tuần và có khi kéo dài đến ba tháng.

Khi trẻ bị mụn trứng cá cần làm gì?

  • Khi tắm cho trẻ thì rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm thôi.
  • Cũng có thể dùng loại dầu gội thông thường nhi các trẻ khác.
  • Không chà xát và cố cạy nặn ra.
  • Không tự dùng các loại kem.
  •  Đôi khi có trẻ từ mụn hóa chàm thì mới cần điều trị như chàm da.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

5. Ghẻ ngứa

  • Thường gặp ở kẽ ngón tay, trên cổ tay, bên troi khuỷu tay, xung quanh thắt lưng, nhưng có thể gặp ở vùng da nơi khác.
  • Khám bác sĩ bôi kem diệt ghẻ ngứa.
  • Điều trị cho các thành viên trong gia đình
  • Giặt rứa tất cá đồ vải trong nước nóng - hay cho tất cả đồ vải trong bao nhựa kín trong năm ngày thì con cái ghẻ sẽ chết - hay phơi nắng một ngày cũng giết được cái ghẻ.

Ghẻ ngứa

6. Viêm mô tế bào

  • Bệnh da này nặng, nhất là xuất hiện ớ vùng mặt, quanh mắt.
  •  Vùng da bệnh sưng, đỏ, sờ thấy nóng, ấn đau, nhìn có cảm giác như có mủ, có khi rỉ dịch.
  • Bệnh càng nặng khi thấy vùng da càng rộng.
  • Bệnh da này có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Có thể sau khi bị côn trùng cắn, sau vết trầy xước, sau nhọt da tự nặn, chăm sóc không sạch.
  • Khám bác sĩ vì bệnh này cần dùng kháng sinh nhất là bị ở vùng mặt.

Viêm mô tế bào

7. Nấm da, hắc lào

Đây là vấn đề về da hay gặp ở trẻ em nhưng người lớn cũng có thể bị. Bệnh có thể lây từ súc vật hay do tiếp xúc với da người bệnh hay từ đồ vải. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da kể cả da đầu và gây ngứa, gãi nhiều có thể làm rỉ dịch, bội nhiễm thêm vi trùng. Một sô trường hợp khó bác sĩ phải làm xét nghiệm vùng da để biết nhiễm nấm hay không.
Có thể tự dùng kem kháng nấm mua tại nhà thuốc, da sẽ hết từ một đến vài tuần nhưng nên bôi thêm một tuần sau khi hết để tránh tái phát. Nếu không hết khi bôi thuốc phải uống thuốc kháng nấm. Khi bị ở da đầu có thể gây rụng tóc nhưng khi hết mọc lại.

Nấm da, hắc lào

Nên cắt móng tay, đừng cho trẻ gãi. Nếu trẻ đi nhà trẻ thì nên nghỉ hai ngày, sau khi đã bôi thuốc nấm 48 tiếng thì đi học được. Chữa bệnh cho thú nuôi nếu thú nuôi bị nấm. Cần lập tức đi khám khi hai tuần không hết, nấm nhiều ở da đầu hay vùng nhiễm nấm sưng đỏ, có mủ. 
Trên đây là một số vấn đề về da hay gặp ở trẻ sơ sinh bạn có thể tham khảo.
Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: 7 vấn đề về da hay gặp ở trẻ mà phụ huynh không nên bỏ qua

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger