Bệnh Zona, nhọt da, hăm tã: Các bệnh ngoài da phổ biến mẹ nên biết

Bệnh Zona, nhọt da, hăm tã: Các bệnh ngoài da phổ biến mẹ nên biết

Bệnh Zona, nhọt da, hăm tã: Các bệnh ngoài da phổ biến mẹ nên biết 

Da trẻ em rất non nớt nên dễ bị nhiễm các bệnh ngoài da. Vì vậy, người lớn cần coi trọng và hiểu biết một số cách dự phòng để bảo vệ làn da cho bé.

Bệnh Zona

Dân gian có khi gọi là giời leo. Trẻ em rất hiếm bị bệnh này, thường là do nhiễm trùng da mà phụ huynh nhầm là zona. Bệnh này thường gặp ở người lớn vì lúc nhỏ bị thủy đậu, vài vi rút “ngủ, núp” trong vùng dây thần kinh cho khi tuổi lớn, sức đề kháng kém vi rút “thức dậy” hoạt động lại nhưng không gây thủy đậu mà gây zona, nên thỉnh thoảng có người gọi là zona thần kinh.

Triệu chứng

  • Đỏ nóng rát vùng sắp nổi mụn nước, sau đó nổi mụn nước.
  • Mụn nước gây đau rát, rất khó chịu.
  • Mụn này chỉ nổi một bên cơ thể, thường chỉ một vùng, không mọc sang bên kia, rất hiếm mọc nhiều nơi.
  • Bệnh này hiện có thuốc bôi chống vi rút nhưng không phải zona thì không cần bôi.
  • Trẻ hiếm khi bị zona, nếu thấy trẻ nhiễm trùng thì rửa sạch rồi bôi Xanh methylen.

Bệnh Zona

Nhọt da

Trẻ con hay bị nhọt da, đa số nguyên nhân gây bệnh ở trẻ là do vi trùng từ da xâm nhập vào gây nhọt.

Cách chữa trị

Chườm ấm, rửa sạch rồi bôi thuốc sát trùng Milia hay Betadine khi mới bị. Không tự nặn, nhất là vùng nhọt vì vi trùng có thể vào máu gây nhiễm trùng huyết, vùi mặt có thể vào não gây hậu quả nghiêm trọng. Chỉ nặn hay rạch khi đã khám và dùng kháng sinh cho kháng sinh vâ vi trùng lại, khi nặn phải rửa tay sạch, rửa sạch vùng nhọt

Phòng ngừa

  • Trẻ nhỏ: dầu gội cũng quan trọng, bú đủ, lau sạch mồ hôi, tránh ẩm ướt da.
  • Trẻ lớn: uống đủ nước, ăn đủ rau tươi trái cây, không ăn vặt bánh kẹo.
  • Vệ sinh da đủ sạch.

Nhọt da

Hăm tã

Nguyên nhân

  • Do ẩm ướt: bịt tã lâu quá không hút hết chất ẩm nước tiểu; sau khi vệ sinh vùng bẹn chưa khô hẳn đã bịt
  • Có thể do da của trẻ không hợp loại tã, không chỉ các chất bôi trước khi bịt tã; phấn rôm thì không nên dùng có thể do không chịu chất bột giặt, dầu xả của tã vải.
  • Do thức ăn: làm phân chua hơn như khi ăn thức ăn mới, nước trái cây, các loại trái cây lạ, kể cả thức ăn mà mẹ ăn, rồi cho trẻ bú mẹ. 
  • Do nhiễm vi trùng hay nấm vùng bẹn khi vùng bẹn đang bị hăm càng khó hết hon.
  • Do dùng kháng sinh kể cả mẹ đang cho con bú.

Ba mẹ nên làm gì?

  • Thay tã sớm, chờ khô hẳn hãy bịt tã.
  • Thử Nabica 500mg 1 viên pha 10ml nước sạch bôi (hay Natri Bicarbonat gói 5g tương đương 10 viên, Nabifar 5gr).
  •  Khi bị lở, gỉ dịch thì hạn chế bịt tã, bôi Xanh methylen (milian), nếu nặng quá thì đi khám.

Phòng ngừa

  • Thay tã kịp thòi, thường sớm hơn một chút.
  • Làm sạch, chờ khô hẳn rồi hãy bịt tã lại.
  • Đừng bịt chặt quá.
  • Các loại phấn rôm không chắc đã có lợi, phấn rôm mà trẻ hít vô thì phiền lắm.
  • Các loại thuốc bôi ngứa thì có trẻ chịu cái này có bé chịu cái khác.
  • Để ý trẻ ăn gì khiến phân chua thêm, dễ hăm hơn thì nên tránh; lúc mới ăn giặm, mới đổi món nên ăn cố định giờ để quan sát xem có phải do thức ăn không.
  • Trời mà quá nóng thì hạn chế bịt tã.

Hăm tã

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Bệnh Zona, nhọt da, hăm tã: Các bệnh ngoài da phổ biến mẹ nên biết

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger