Các dị tật bẩm sinh ở trẻ em đáng lưu ý

Các dị tật bẩm sinh ở trẻ em đáng lưu ý

Các dị tật bẩm sinh ở trẻ em đáng lưu ý

Làm cha mẹ, không ai mong muốn con mình sinh ra mang dị tật hoặc khiếm khuyết nào cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chẳng may mắc phải dị tật bẩm sinh ở trẻ em, cha mẹ cũng cần có những kiến thức nhất định để có thể bình tĩnh xử lý tốt nhất.

1. Tật phình đại tràng bẩm sinh

Do hệ thống hạch thần kinh tại ruột già không có hay không đủ nên ruột già không đẩy phân ra ngoài làm ứ phân trong ruột già. Bệnh cần can thiệp sớm để tránh viêm ruột già nặng gây nhiễm trùng máu khi mắc dị tật bẩm sinh ở trẻ em này.

Nghi ngờ:

  • Không đi phân suốt trong 24 giờ đầu.
  • Trẻ trong tháng: không đi cầu, bụng chướng tới mức nôn ói, tới mức bỏ ăn và không lên cân.
  • Trẻ lớn táo bón kinh niên gây bụng chướng, biếng ăn, không lên cân.
  • Khi nghi ngờ nên khám bác sĩ sẽ cho chụp X quang khung đại tràng.
  • Bệnh này có khi phải mổ.

Các trường hợp chậm đi cầu nhưng phần mềm, bú tốt, lên cân, không chướng bụng thì không phải bệnh này.

2. Tật sứt môi - chẻ vòm (hở hàm ếch)

  • Dị tật bẩm sinh ở trẻ em này có thể phát hiện trong bào thai khi siêu âm, nếu không may bị thì cũng là chuyện đã rồi, lo lắng không giải quyết gì được.
  • Tùy mức độ tật mà có nhiều cách giải quyết khác nhau.
  • Sứt môi thường vá lúc khoảng 12 tuần tuổi. 
  • Chẻ vòm thường vá lúc 18 tháng. 
  • Nếu chẻ vòm nhiều thì hiện nay có phương pháp dùng dụng cụ nâng chỉnh để bảo đảm thẩm mỹ lâu dài khi còn rất nhỏ (NAM), có khi ngay trong một tuần đầu sau sinh.
  • Chẻ vòm thường gây bú không hiệu quả và dinh dưỡng không đạt nên cần khám dinh dưỡng và chọn cách bú họp lý, chọn bình phù hợp.
  • Sau vá còn giai đoạn tập nói để hòa nhập lâu dài.

Tật sứt môi - chẻ vòm (hở hàm ếch)

3. Tật khúc xạ: cận - viễn - loạn 

Dị tật bẩm sinh ở trẻ em, nên nghi ngờ bé có tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) khi:

  • Nhìn gì cũng phải xoay đầu nghiêng một bên.
  • Phải nheo mắt hẳn một bên mới nhìn rõ.
  • Cúi sát khi nhìn một vật.
  • Kêu đau đầu, mỏi mắt khi đọc sách, xem ti vi, dùng máy vi tính.
  • Thấy vật xa bị mờ.

Tật khúc xạ: cận - viễn - loạn

4. Trật khớp háng bẩm sinh

Trật khớp háng bẩm sinh cần được phát hiện và chỉnh sớm. Nghi ngờ và đi khám khi có các triệu chứng sau:

  • Chênh lệch chiều dài hai chân.
  • Nếp lằn mông, đùi, khoeo chân bên trật cao hơn bên lành.
  • Khi gập hai chân gối, khóp gối bên trật cao hơn. Trẻ khi ngồi xổm chiều cao hai gối không bằng nhau.
  • Khó gập hay giạng khớp háng.
  • Đi khập khiễng.
  • Chỉnh càng sớm càng tốt chứ phát hiện trễ mổ càng khó.

5. Nhọt cạnh hậu môn - rò hậu môn

Bệnh cũng hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi.

  • Dễ phát hiện: thấy sưng cạnh hậu môn làm bé đau và đôi khi tự vỡ mủ.
  • Nếu là nhọt không tự vỡ thường là phải rạch thoát mủ, rửa và uống kháng sinh khi cần.
  • Rò hậu môn hiện nay cũng quan niệm không cần mổ, chỉ ngâm hậu môn bằng nước ấm đa số sẽ tự lành khi bé gần 18 tháng.
  • Vệ sinh đủ sạch khi trẻ đi cầu cũng phòng được nhọt cạnh hậu môn.

6. Chậm phát triển tinh thần vận động

  • Phát triển tinh thần vận động của trẻ thì có bé này bé khác, có bé nhanh bé chậm nhưng các mốc cơ bản đều phải đạt nhất là phát triển tinh thần.
  • Bé có chậm về phát triển cần khám đánh giá tinh thần vận động thường là khám chuyên nội thần kinh nhi.
  • Nếu có chậm phát triển nên tập vật lý trị liệu đúng và sớm, đánh giá toàn diện để tìm nguyên nhân.

Nghi ngờ khi:

  • Trẻ 2 tháng mà cơ gồng cứng hay mềm bất thường cổ luôn ưỡn ra phía sau khi nằm hay khi đỡ đứng.
  • Trẻ 4-5 tháng mà lúc nào cũng với vật bằng một tay còn tay kia nắm chặt.
  • Trẻ 10 tháng bò nghiêng chỉ dùng một tay, một chân để bò.
  • Khó khăn khi đi lại, khó khăn trong học tập, khó khăn trong vận động tinh tế.
  • Không đạt các mốc vận động cơ bản theo tuổi.

7. Tật nghiêng đầu

  • Trẻ mới sinh vài ngày đầu đến vài tháng mà cứ thấy đầu chỉ nghiêng một bên, nghiêng lúc nằm, nghiêng lúc ẵm, lúc nào cũng một bên là có chuyện rồi.
  • Do cơ cổ bên nghiêng cứng hơn bên kia.
  • Nên khám tập vật lý trị liệu sớm vì không sẽ có tật.
  • Có vài trẻ lúc nghiêng bên này lúc nghiêng bên kia thì không phải bệnh này.
  • Trẻ bị lé hay mắt một bên yếu cũng có thể nhìn nghiêng.

Tật nghiêng đầu

Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Các dị tật bẩm sinh ở trẻ em đáng lưu ý

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger