Các dị tật chân và dáng đi thường gặp ở trẻ

Các dị tật chân và dáng đi thường gặp ở trẻ

Các dị tật chân và dáng đi thường gặp ở trẻ

Dị tật chân là một trong những dị tật bẩm sinh hay gặp ở trẻ em khi vừa mới chào đời, có thể là dị tật bàn chân khoèo sơ sinh, bàn chân bẹt hoặc một số dị tật bàn chân khác. Những loại dị tật chân và dáng đi này cần được phát hiện và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những khó khăn trong di chuyển khi trẻ lớn lên.

Bàn chân bẹt

  • Là mặt lòng bàn chân bằng phẳng không lõm tí nào.
  • Một số trẻ bụ bẫm nhìn cũng tưởng bàn chân bẹt.
  • Đa số trẻ tự hết lúc 6 tuổi.
  • Đa số các trẻ này chả cần làm gì, nếu bàn chân vận động tốt và mềm mại.
  • Nhiều quan niệm khác nhau về điều chỉnh bàn chân bẹt nhưng theo đa số nếu không đau, đi đứng tốt thì chả cần làm gì

Bàn chân bẹt

Chân cong, chân kiểng

Đa số trẻ khi mới sinh thì cẳng chân cũng hơi cong. Nếu bàn chân không vẹo hay gập vào trong thì chả sao. 

  • Lớn lên đa số trẻ sẽ tự chỉnh thẳng dần.
  • Chỉ cần nắn nhẹ nhàng thôi.
  • Bú đủ sữa, uống đủ vitamin D nếu không phơi nắng đúng thì chả lo gì, không đủ sữa thiếu vitamin D gây còi xương cũng ảnh hưởng đến chân cong sau này.
  • Không tập đứng chựng sớm trước 10 tháng thì khó mà chân cong (quan trọng là đừng để trẻ dồn toàn bộ sức nặng thân mình trên hai chân).
  • Cách ẵm hay mặc tã chả ảnh hưởng gì.

Chân cong, chân kiểng

Trẻ ngồi kiểu chữ W

Đến nay có hai bệnh không nên ngồi kiểu này:

1. Bênh nhi bại não

 2. Bệnh nhi bị tật bàn chân xoay trong do cẳng chân xoay.

Có lời bàn trẻ có trương lực cơ yếu hay ngồi kiểu này nhưng trẻ bình thường cũng rất thích ngồi kiểu này nên trẻ ngồi kiểu này không thể nói có trương lực cơ yếu. Có lời bàn trẻ ngồi kiểu này sẽ thích ngồi một chỗ mà không chịu xoay mình hay vói tay cầm các vật từ xa: thật ra trẻ ham chơi, thông mình thích cái gì sẽ tự thay đổi tư thế mà cầm nắm vật mình thích.

Trẻ ngồi kiểu này cũng rất dễ chuyển sang tư thế chống hai gối và đứng lên. Khi trẻ ngồi kiểu này thử để dụng cụ trẻ thích mà hơi xa chút thấy trẻ tự thay đổi tư thế để lấy thì chả sao. Quan trọng là sau khi ngồi kiểu này đi đứng phát triển thì chả sao, chả cần chỉnh làm gì. Chắc là một số người mẫu hay hoa hậu hồi nhỏ cũng ngồi kiểu chữ w này.

Nói chung chả lo gì lắm.

Trẻ ngồi kiểu chữ W

Dáng đi của trẻ

Nhiều phụ huynh lo lắng vì trẻ đi ngắn, “chàng hảng”... Trẻ có phản xạ chống chân và bước từ rất nhỏ, 4-6 tháng, nhưng tập đứng chựng một mình nên bắt đầu từ 10 tháng. Khi mới tập đi trẻ không thể có dáng đi như người lớn được, thường thì 3 tuổi rồi 7 tuổi trẻ mói hình thành dáng đi bình thường.

  • Dáng đi cũng có tính di truyền.
  • Khi mới tập đi trẻ thường: đi bước ngắn, gối ít gập chân giạng rộng chút. Bàn chân có khi hướng vào trong. Hai tay để hoi cao chứ không như trẻ lớn. Quan trọng là bé lanh lẹ.
  • Trẻ bị khập khiễng khi bắt đầu tập đi mới cần bàn.
  • Trẻ quá khập khiễng thì nên đo chiều dài của hai chân.

Thoát vị bẹn

  • Do các thành phần trong ổ bụng, chủ yếu là ruột, đi theo một ống bẩm sinh (không tự đóng được) đi xuống vùng bẹn, bé gái thì tới bẹn nhưng bé trai thì sau khi xuống bẹn rồi có thể xuống bìu luôn.
  • Khi thấy khối u bất thường ở vùng bẹn lúc có lúc không, lúc lớn lúc nhỏ thì khả năng nhiều là thoát vị.
  • Khi thấy vùng bìu sưng to một bên hay hai bên cũng lúc to lúc nhỏ, lúc có lúc không cũng có khả năng là thoát vị.
  • Khi sờ vào khối u thấy mềm, khi ấn nhiều khi thấy mất thì cũng khả năng nhiều là thoát vị.
  • Bệnh này không tự hết mà phải mổ thôi, mổ càng sớm càng tốt, bây giờ kỹ thuật cao đa số là mổ nội soi.
  • Nhưng đôi khi bệnh nhân đông quá nên bác sĩ hẹn lại từ từ mổ.
  • Trẻ sơ sinh thì bác sĩ thường chờ lớn chút vì cân nhắc chuyện gây mê.
  • Nếu trẻ đau nhiều, ấn nhẹ rất đau, màu của khối thoát vị chuyển màu tím thì khám ngay vì có khả năng thoát vị làm nghẹt ruột.
Dị tật chân và dáng đi bẩm sinh có rất nhiều loại, có thể là bàn chân khoèo sơ sinh, bàn chân vòm hoặc hội chứng bàn chân bẹt gây nên những bất lợi về mặt thẩm mỹ cũng như di chuyển cho trẻ em. Phương pháp điều trị cho những dị tật bàn chân này rất đa dạng và đã cho thấy hiệu quả thực tế từ người bệnh, vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu gì nghi ngờ thì cần khám và điều trị cho bệnh nhi trong giai đoạn sớm nhất để tăng cao khả năng chữa khỏi và giảm thiểu những biến chứng cũng như tái phát sau này.
Nguồn: Sách hỏi bác sĩ nhi đồng

Đang xem: Các dị tật chân và dáng đi thường gặp ở trẻ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger