Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 1)

Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 1)

Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 1)

Một đứa trẻ trung bình sẽ bị cảm lạnh từ 5 đến 8 lần trong năm, thậm chí nhiều hơn nếu những người thân xung quanh cũng dễ mắc bệnh. Thường xuyên bị cúm và cảm lạnh khiến con bạn luôn mệt mỏi, chảy nước mũi, hắt hơi và mệt mỏi.

Tuy không thể hoàn toàn chống lại vi rút gây bệnh cho con, nhưng bạn cần tránh mắc phải những sai lầm, để giữ cho trẻ và cả gia đình luôn khoẻ mạnh, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không cảm thấy mệt mỏi, thất vọng. Vậy những hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải? và sự thật là gì? Hãy cùng tìm hiểu.

Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm

Họ cho rằng tắm lâu hay tắm nước lạnh sẽ khiến nước ngấm ngược vào cơ thể trẻ, khiến trẻ bị cảm. Tôi có thể khẳng định chắc chắn nước không thể “ngấm” vào bên trong cơ thể. Nước chỉ có thể ngấm vào lớp biểu bì trên bề mặt da, khiến cho tế bào da được ngâm nước trở nên mềm, tạo thành hiện tượng da bị “nhăn nheo” khi tắm lâu. Còn lại, nước không thể nào ngấm sâu hơn vào được nữa bởi nếu thế, con người sẽ bị rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng. Vi khuẩn tụ cầu vàng này nằm ngoài da không làm trẻ bị bệnh, nhưng nếu nó xâm nhập vào được bên trong cơ thể sẽ gây nhiễm bệnh. Nhưng thực tế điều này là hầu như không xảy ra, bởi hàng rào da là liền lạc ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Trẻ chỉ bị cảm do lây siêu vi và vi khuẩn qua cửa ngõ cơ thể là: mắt, mũi, miệng. Do đó, việc tắm nước lạnh không thể khiến trẻ bị cảm lạnh được, trừ phi người tắm cho trẻ bị nhiễm siêu vi vào tay, sau đó lau lên mặt trẻ và lây siêu vi vào đường hô hấp của trẻ. 

Tắm lâu hoặc tắm nước lạnh khiến trẻ bị cảm

Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị bệnh

Chúng ta lại thấy trên ti vi, báo đài lại có những bài viết về việc cảnh báo: do trời nóng/lạnh nên trẻ dễ bị mắc bệnh và khiến nhiều trẻ bị bệnh hơn. Thực tế là mỗi mùa đều thích hợp cho một số loại siêu vi nào đó phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, nhiệt độ không khí (hay thay đổi thời tiết) là yếu tố thuận lợi cho một số siêu vi tồn tại lâu hơn, chứ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ.

Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị bệnh

Uống nước lạnh gây viêm họng

Hiện tượng viêm bao gồm những triệu chứng “sưng, nóng, đỏ và đau”.  Những biểu hiện đó là do máu đổ dồn đến chõ viêm (mạch máu đến đó nở to ra để đưa máu đến), làm cho “sưng lên, nóng lên, đỏ lên và đau”. Để làm giảm những triệu chứng đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng viêm để làm giảm sưng và giảm đau. Vậy có bao giờ bạn thử nhúng bàn tay mình vào nước lạnh một lúc rồi lấy tay ra xem nó ra sao không? Khi đó bạn sẽ thấy bàn tay mình... trắng bệch, sờ vào thì gần như không còn cảm giác nữa, vì nó... tê tê rồi. Bàn tay nhúng vào nước lạnh sẽ làm cho mạch máu nuôi bàn tay co lại, giảm bớt lượng máu đến đó và làm cho nó trắng bệch như vậy. Vậy thì đến đây bạn có thể suy luận tiếp: nếu đắp nước lạnh (hay túi nước đá) lên chỗ bị viêm (bị sưng lên hay đỏ lên do máu dồn đến nhiẽu) thì sẽ làm mạch máu nuôi nơi đó bị co lại, có nghĩa là sẽ làm bớt máu dồn đến đó, có nghĩa là làm cho chỗ dó bớt sưng, bớt đỏ, bớt nóng và bớt đau (do bị tê), có nghĩa là... bớt viêm.

Vậy thì khi bị viêm họng (họng bị sưng, đỏ, đau và có thể loét) thì mình sẽ “đắp” cái gì lên? Chắc là phải đắp nước (đá) lạnh lên rồi, tức là uống nước lạnh. Ăn kem càng tốt nữa, vì mấy bé khoái món này. Hoặc là khi bé bị ho, cho bé uống nước lạnh sẽ làm cho cổ họng bớt đau rát, làm tê cổ họng hay nói cách khác là làm giảm cảm giác kích thích ở cổ họng, tức là sẽ làm bớt ho (dù chỉ là tạm thời).

Uống nước lạnh gây viêm họng

Tuy nhiên đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc: “Nhưng rõ ràng cứ mỗi lần uống nước lạnh là bị viêm họng thì phải giải thích sao?” Chúng ta lại quay về với nguyên nhân khiến cho bạn bị viêm họng. Viêm họng hay cảm ho là do bị lây siêu vi từ người sang người, lây qua ho, hắt hơi, hay qua bàn tay,... Viêm họng không do uống nước lạnh, trừ phi trong nước lạnh đó có chứa siêu vi gây viêm họng. Nhiều khi bạn uống nước ở ngoài quán, chiếc ly chưa chắc đã sạch sẽ. Tương tự, viêm họng không bị gây ra do nằm máy lạnh hay gió lùa, viêm phổi không bị gây ra do tắm nước lạnh hay mồ hôi thấm ngược vào người như nhiều bạn đang tưởng.

Nếu biết được những bệnh như viêm họng, cảm siêu vi, tay chân miệng, v.v. gây ra do bàn tay bị nhiễm phải những siêu vi đó, thì biện pháp phòng ngừa tốt nhất phải là rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hay nước sát khuẩn nhanh. 

Uống nước lạnh gây viêm họng

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn

Đang xem: Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 1)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger