Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 2)

Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 2)

Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 2)

Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ phương pháp dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm đẩu đâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là những hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải.

Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm tai giữa (VTG)

Nhiều cha mẹ hiểu lầm cảm để lâu không điều trị gì hết thì sẽ biến chứng VTG. Điểu này không đúng, bị cảm không điều trị không nhất thiết dẫn đến VTG. VTG do là tắc ống nối từ tai giữa xuống họng. Có những trẻ bị cảm chừng 1-2 ngày ống thông đã tắc rối và bị VTG. Có những trẻ bị sổ mũi, ho triền miên nhưng ống thông không có tắc lại nên không bị VTG. Do đó, VTG không phải biến chứng của cảm không được điều trị kháng sinh, mà trẻ có thể bị biến chứng ngay lúc đó hoặc 1-2 ngày sau khi bị cảm.
Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị VTG không cần phải điều trị kháng sinh, mà chỉ cần chờ từ 2-3 ngày là trẻ sẽ tự khỏi. Đây là một trong những lý do thường được nhiều bác sĩ sử dụng để kê đơn kháng sinh cho trẻ. 

Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm tai giữa (VTG)

Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm phổi

Đây là một trong những vấn đề khiến cha mẹ lo lắng nhất mỗi khi trẻ bị cảm. Vấn đề này cũng đã được các nhà khoa học làm nghiên cứu thống kê. Kết quả cho thấy rằng, những trẻ có điều trị kháng sinh sớm cũng không ngăn được các biến chứng. Do đó, người ta có chiến lược: khi nào trẻ bị cảm mà có biến chứng viêm phổi, lúc đó mới điều trị kháng sinh. Còn nếu trẻ bị cảm mà không có biến chứng viêm phổi, thì không cần điều trị kháng sinh.
Ví dụ: lúc trẻ bị cảm đến khám, bác sĩ nghe phổi thấy trẻ thở bình thường. Bác sĩ có thể chưa cần cho trẻ dùng kháng sinh. Nhưng sau đó có thể trẻ sẽ bị xảy ra biến chứng viêm phổi (có thổ là vài tiếng đến vài ngày), trẻ bị thở ngộp, tổng trạng (biểu hiện tổng thể tình trạng của trẻ) bị đừ, thì lúc này trẻ cần được tái khám và bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh.

Cảm không điều trị kháng sinh gây ra viêm phổi

Tuy nhiên, nếu trẻ bị viêm phổi mà do siêu vi thì uống kháng sinh cũng không chữa được. Trong khi đó, theo thống kê, có đến 80% trẻ viêm phổi là do siêu vi, chỉ có 20% viêm phổi là do vi khuẩn. Do đó, lại quay về vấn đề cần xác định tác nhân gây viêm và theo dõi diễn tiến bệnh của trẻ. Thông thường trẻ bị viêm phổi do siêu vi triệu chứng sẽ nhẹ hơn so với do vi khuẩn:
  • Trẻ có thể thở nhanh nhưng không sốt cao, tổng trạng không bị đừ như viêm phổi do vi khuẩn.
  •  Bác sĩ có thể làm thêm một số xét nghiệm để xem xét chỉ sổ bạch cầu, chụp phim phổi. Thường viêm phổi do siêu vi thì chỉ sổ bạch cầu sẽ không tăng (tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ).
Do đó, nếu chỉ số bạch câu của trẻ không tăng, tổng trạng tốt, thể trạng bình thường, dù bác sĩ nghe phổi thì thấy có viêm phổi thì vẫn không cần dùng kháng sinh, tình trạng viêm phổi do siêu vi thường hồi phục sau khoảng 3 tuần

Môi trường ô nhiễm gây ra bội nhiễm

Nhiều bà mẹ cho rằng vì môi trường hiện nay quá ô nhiễm, nhất là ở những đô thị lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, nên dễ khiến trẻ bị bội nhiễm hơn. Điều này cũng không đúng. Môi trường ô nhiễm chỉ gây dị ứng chứ không gây ra bội nhiễm bởi nó không phải là vi khuẩn. Tuy nhiên, khi trẻ bị dị ứng có thể gây tắc các ống thông trong hệ hô hấp (như nghẹt mũi chẳng hạn) nên trẻ dễ bị nhiễm trùng. Do đó, môi trường ô nhiễm không phải là nguyên nhân trực tiếp, nó chỉ là yếu tố tác động gián tiếp mà thôi.
Môi trường ô nhiễm cũng không gây ra bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ bởi vì nhiễm trùng hô hấp ở trẻ là do bị lây nhiễm khuẩn. Thông thường, khi bạn hít bụi vào đến họng là cơ thể đã phản xạ ho để bảo vệ phổi (trừ trường hợp trẻ sống ở vùng có nhiều bụi than, hít quá nhiều bụi than có nguy cơ gây tổn thương phổi). Do đó, bạn cũng có thể mang khẩu trang để chống bụi (dù không giúp chống siêu vi hay vi khuẩn) và cần giặt khẩu trang sạch sẽ trước khi dùng và giặt sạch lại mỗi ngày để loại bỏ bụi bám - tác nhân gây ra dị ứng.

Môi trường ô nhiễm gây ra bội nhiễm

Nên ưu tiên chờ cho trẻ tự khỏi hơn là dùng kháng sinh

Có một thực tế, cha mẹ quá lo lắng nên cho trẻ uống kháng sinh ngay khi thấy trẻ có biểu hiện cảm. Kháng sinh không giúp rút ngắn thời gian bị cảm siêu vi (không rút ngắn thời gian bị ho hay sổ mũi) cũng như không phòng ngừa được các biến chứng của cảm siêu vi như viêm tai giữa hay viêm phổi. Việc cho trẻ uống kháng sinh có thể khiến cha mẹ an tâm hơn, nhưng lại không có lợi cho trẻ. Uống kháng sinh khiến trẻ phải đổi mặt với những nguy cơ như:
  • Tiêu chảy, dị ứng như lở loét ở môi, lở loét nặng đường tiêu hóa, dị ứng nặng hơn như sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
  •  Để kháng kháng sinh, trẻ bị lờn kháng sinh khi trẻ cần kháng sinh để trị bệnh thì không có thuốc vì đã để kháng hết tác dụng.

Nên ưu tiên chờ cho trẻ tự khỏi hơn là dùng kháng sinh

Nguồn Để Con Được Ốm BS Nguyễn Trí Đoàn
 

Đang xem: Các hiểu lầm khi trẻ bị cảm mà phụ huynh nào cũng mắc phải (phần 2)

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger