Cách giúp con vượt qua giai đoạn lo sợ xa cách

Cách giúp con vượt qua giai đoạn lo sợ xa cách

Cách giúp con vượt qua giai đoạn lo sợ xa cách

Lo sợ xa cách là một phần hoàn toàn bình thường trong sự phát triển của trẻ nhưng nhiều khi có thể khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu hay thậm chí bất lực. Do vậy, việc hiểu những gì con bạn đang trải qua và có sẵn cho mình một vài chiến lược ứng phó có thể giúp cả bạn và con vượt qua được giai đoạn lo sợ xa cách

Chuẩn bị tinh thần

Đây là thời điểm kĩ năng tự trấn an của bé sẽ có “đất dụng võ”. Hãy sử dụng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của bạn khi con đòi mẹ bế. Nếu bé cứ chơi 5-10 phút rồi đòi mẹ bế mà mẹ chạy ra bế ngay thì bé sẽ nghĩ rằng cứ khóc là mẹ sẽ đến và bế. Bạn chỉ nên ngồi bên cạnh để cho bé an tâm và nói: “Mẹ ở đây rồi, con tự chơi nhé” và lấy các đồ chơi, tạo ra các âm thanh sống động để đánh lạc hướng bé. Muốn bé chấp nhận việc không nhìn thấy bạn trong một khoảng thời gian nhất định thì cần phải để bé học cách tự chơi mà không bám lấy mẹ trong cùng một không gian trước đã.

Chuẩn bị tinh thần

Khi ở trong một phòng, dù bạn đang làm một việc khác còn con đang tự chơi thì thỉnh thoảng hãy đáp lại những âm thanh của con với âm lượng vui vẻ, từ tốn. Rèn luyện cho con kĩ năng “chơi độc lập” ngay từ khi mới sinh. Con biết chơi một mình cũng sẽ có giai đoạn “lo sợ xa cách” nhưng bé sẽ dễ dàng thích nghi với sự vắng mặt của mẹ hơn.

Dạy và tích cực chơi trốn tìm, ú òa với con để con biết rằng dù không có mặt mẹ ở đấy (Vì mẹ lấy tay che mặt rồi hoặc mẹ trùm chăn kín rồi) nhưng mẹ sẽ trở lại trong chốc lát và mẹ sẽ ở bên con. Khuyến khích bố, ông bà hoặc những người chăm sóc con tạo lập một mối quan hệ tin tưởng với con, để con biết rằng khi mẹ không ở cạnh thì bé vẫn có thể vui đùa cùng nhiều người khác.

Chuẩn bị tinh thần

Chiến lược khi bạn vắng mặt khỏi tầm mắt của con

Tập cho bé làm quen với sự vắng mặt của mẹ

Ngày 1: Sáng - chiều - tối mỗi buổi bạn hãy “đi vắng” 5 phút. Trước khi vắng mặt, hãy dùng giọng điệu tích cực và vui vẻ để giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ cần rời đi một chút. Thông báo thời gian mẹ cần đi và đặt bên cạnh bé một chiếc đồng hồ, cho bé nghe tiếng chuông đồng hồ. Sau đó, trước khi đi ra ngoài, mẹ nói cho bé rằng khi nào đồng hồ kêu thì mẹ sẽ xuất hiện. Tuy trẻ con không có khái niệm thời gian nhưng có khái niệm âm thanh và hình ảnh. Nên hãy chỉ cho con là khi kim đồng hồ chỉ đến chỗ này, hay nó kêu binh binh thì mẹ về.

Ở trong phòng, bé dĩ nhiên sẽ khóc nên tốt nhất hây đi xa một chút để tránh bị lung lay tinh thần. Sau khi nghe đồng hồ kêu, lập tức đến cửa và nói với bé: “Hết giờ rồi, mẹ đây rồi”: Chờ 10 giây rồi mới đi vào. Khi đi vào nếu bé vẫn còn khóc, bạn hãy lại gần ngồi bên cạnh bé, xoa lưng cho bé và thủ thỉ tâm tình cùng bé, giải thích lại một lần nữa cho bé hiểu. Khi bé nín khóc thì mẹ hãy dành thời gian khen ngợi bé: “Con đã tự chơi rất ngoan” rồi cùng bày trò chơi đánh lạc hướng bé.

Ngày 2: Sáng - chiều - tối tăng thêm thành 10 phút. Nếu bé nín khóc trước thời gian đồng hồ kêu, hãy khen ngợi bé khi vừa xuất hiện trước mặt bé. Các ngày sau tăng thêm mỗi ngày 5 phút, tối đa 40 phút với bé dưới 10 tháng, 60 phút với bé trên 10 tháng. Nếu bé nín khóc trước thời gian đồng hồ kêu, bạn có thể khen và thưởng cho bé nếu bạn thấy cần thiết.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch cho đến khi bé có thể tự chơi như bình thường. Trong thời gian luyện tập, bạn có thể nhờ một người thân khác ở trong phòng cùng bé nếu bạn không muốn để bé ở lại một mình. Tuy nhiên, hãy nhắc nhở người đó không bế, nựng bé mà chỉ có trách nhiệm quan sát để đảm bảo an toàn cho bé mà thôi.

Chiến lược khi bạn vắng mặt khỏi tầm mắt của con

Lưu ý: LUÔN GIỮ ĐỨNG LỜI HỨA VỚI CON. Nếu bạn hẹn đồng hồ 5 phút thì đúng 5 phút sau bạn phải có mặt ở trong phòng với bé.

Khi bạn cần phải đi khỏi tầm mắt bé như đi vệ sinh, nghe điện thoại, nấu cơm... hãy áp dụng kế hoạch vắng mặt ở trên, nhẹ nhàng giải thích lí do bạn cần đi ra ngoài và đặt đồng hồ với thời gian hợp lý. Nếu sau khi đồng hồ kêu mà bạn vẫn còn bận việc, hãy cứ tạm ngừng công việc một chút để vào chơi với con sau đó lại hẹn thêm giờ. Sau khi xong hoàn toàn công việc hãy vào và khen thưởng bé. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC BỎ ĐI LÚC BÉ KHÔNG ĐỂ Ý, TRỐN BÉ ĐI HOẶC ĐI MÀ KHÔNG BÁO TRƯỚC CHO BÉ, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của bé với mẹ và càng làm bé bám mẹ hơn, không để mẹ đi đâu cả vì sợ mẹ đi mất lúc nào không biết. Nếu bé khóc khi mẹ đi ra, có thể báo cho bé biết là bạn ở đâu: “Mẹ ở đây, con ngoan nhé, khi nào chuông reo mẹ sẽ vào với con” và khi đi vào thì KHÔNG BAO GIỜ được quát bé, hay to tiếng, hãy dùng âm thanh tích cực.

Nếu như không có việc bận rộn, hãy dành cho con thật nhiều thời gian chất lượng, cùng chơi các trò chơi với con. Nếu mẹ phải đi làm, hãy dành thời gian trước khi ngủ đêm và trước khi đi làm để nói chuyện với con về một ngày của mẹ và một ngày của con, giải thích lí do vì sao mẹ cần đi làm. Luôn sử dụng giọng nói vui vẻ để bé nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực. Khi đi làm hãy để người trông bé bế bé ra cửa để chào tạm biệt mẹ, có thể bé sẽ khóc nhưng rồi dần dần con sẽ hiểu và coi đó như là một thói quen hàng ngày
 

Đang xem: Cách giúp con vượt qua giai đoạn lo sợ xa cách

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger