Cách la mắng con cái đúng cách dành cho ba mẹ

Cách la mắng con cái đúng cách dành cho ba mẹ

Cách la mắng con đúng cách dành cho ba mẹ

Dạy con 2 tuổi là thời kì trẻ hành động theo ý nghĩ của bản thân: trẻ không chịu nghe lời, ghét đánh răng, tắm rửa và chơi rất bẩn.  Bạn có cảm thấy bực tức khi con bạn như vậy không? Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp la mắng con đúng cách để giúp bố mẹ bớt khổ sở với đứa con yêu của mình ở giai đoạn này.

Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác

Ở những nơi như công viên, bố mẹ có thường để trẻ chơi rồi đứng nói chuyện với bạn bè và vô tình than thở những điều không tốt của trẻ hay không? Tôi cũng thường như vậy và đã vô ý nói những câu đại loại như: “Con nhà bác chạy nhanh nhìn thích quá nhỉ! Con nhà tôi chỉ chạy nhanh khi mà nó trốn việc thôi”...

Một ngày nọ, trên đường từ công viên về nhà, đứa con trai nhỏ nói với tôi rằng: “Mẹ ghét con lắm phải không?”. Tôi ngây người, không biết trả lời con thế nào. Rồi nó nói tiếp: “Chẳng phải là mẹ chỉ toàn nói xấu con thôi hay sao?”. Điều đó đã khiến tôi thật sự sửng sốt. Thật may mắn khi thằng bé nhà tôi vẫn có thể nói ra tâm trạng của nó, bởi lẽ có một số đứa trẻ thậm chí ngay cả việc nói ra tầm trạng của mình cũng không thể làm được và có thể nó sẽ gặm nhấm nỗi lo lắng, nỗi buồn một mình.
Những bà mẹ thường đi tới câu lạc bộ “Hội quán các bà mẹ” hay than thở: “Khổ quá! Thằng bé nhà tôi cứ khóc giữa đêm”, “Hễ mà tôi không có ở nhà là con khóc ngay”... Những câu nói vô tình của người lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của con trẻ.

Chính nhờ những lời nói của con trai trong một buổi chiều từ công viên trở về mà tôi hiểu rằng: Từ giờ trở đi trước mặt mọi người, tôi sẽ phải nói thêm những điểm tốt của con trai mình. Còn các bạn, nếu đã lỡ khiêm tốn về con mình trước mặt người khác, thì từ bây giờ hãy nói tốt về chúng nào!

Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác

La mắng những điều trẻ đã lầm, không chỉ trích nhân cách

Khi la mắng, cha mẹ hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. Vậy làm như thế nào để thực hiện điều này? Đó là la mắng những điều trẻ đã làm mà không phủ định nhân cách của trẻ.
Mục đích của việc la mắng là làm sao để trẻ hiểu được rằng “mình bị mắng do việc làm của mình không đúng”. Nếu cha mẹ la mắng kèm những câu nói chỉ trích nhân cách sẽ khiến con có cảm giác tự ti, không hài lòng và tin tưởng vào bản thân.

La mắng những điều trẻ đã lầm, không chỉ trích nhân cách

Cha mẹ thường khen khi con ngoan và khi con không ngoan thì sẽ mắng. Ngay cả những đứa trẻ lớn lên với lòng tự tôn rất cao hoặc những đứa trẻ rất thiếu tự tin vào bản thân thì khi bị “chỉ trích” nhân cách cũng sẽ khiến chúng mất lòng tin đối với những người xung quanh. Do vậy, bố mẹ cần phải hiểu được điều này và truyền đạt, gửi gắm đến trẻ những tình cảm cả khi khen ngợi lẫn khi la mắng con trẻ. Tuy nhiên, cần để ý rằng không được khen ngợi thái quá, cũng không được la mắng đến mức phủ định nhân cách của trẻ. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ. Do vậy, khi la mắng trẻ, bố mẹ hãy chú ý đừng để trẻ xuất hiện cảm xúc tiêu cực như phủ định nhân cách hay cảm giác thất vọng về bản thân.

Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ mà một trong hai người phải đứng về phía trẻ

Cùng với việc khen ngợi, tán dương trẻ, dạo gần đây có nhiều bậc phụ huynh cho rằng không nên la mắng trẻ. Nhưng những lúc trẻ làm việc xấu như nói dối hay làm chuyện nguy hiểm thì la mắng là điều đương nhiên. La mắng là một việc tốt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, lúc la mắng trẻ, bố mẹ nên chú ý để trẻ không bị tổn thương lòng tự trọng.

Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ mà một trong hai người phải đứng về phía trẻ

Ngày xưa, cho dù có bị bố mẹ mắng đi nữa thì tâm trạng trẻ cũng sẽ dần được cải thiện qua việc sang nhà hàng xóm hoặc ra ngoài chơi, hoặc trò chuyện với bạn bè, hoặc cũng có thể được ông bà dỗ dành và an ủi. Tuy nhiên, hiện nay do cấu trúc xã hội đã thay đổi nên các gia đình thường sống biệt lập và mô hình “nhiều thế hệ cùng sống chung” đã dần dần không nhiều như trước nữa. Do vậy, “đồng minh” để trẻ có thể “chia sẻ vui buồn” cũng trở nên hẹp hơn. Vì thế, tôi nghĩ rằng khi bị la, trẻ vẫn muốn hoặc bố hoặc mẹ đứng về phía mình. Việc cả bố và mẹ nổi giận cùng một lúc thật sự không tốt đối với tâm lý của trẻ. Ngoài ra, cũng không nên liên tục la mắng, khiển trách, dồn những lỗi trẻ đã mắc phải mà cần tùy từng thời điểm, từng việc. Cùng với việc la mắng, bố mẹ cũng hãy đảm nhiệm vai trò trợ giúp trẻ bằng cách giúp trẻ nhận ra tại sao việc đó là không đúng. Đó hoàn toàn không phải là nuông chiều trẻ. La mắng nhưng không làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ và việc nuôi dạy để trẻ có thể tự mình tránh được những việc sai trái thực sự rất quan trọng.
 

Đang xem: Cách la mắng con cái đúng cách dành cho ba mẹ

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Contact Me on Messenger